Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh áp-xe phổi

15:52, Thứ ba 13/03/2018

( PHUNUTODAY ) - Đối với những gia đình có người thân bị bệnh áp-xe phổi thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh áp-xe phổi.

Hướng dẫn những cách chăm sóc cho người bị bệnh áp-xe phổi

Đặc điểm của bệnh nhân áp xe phổi là tiến triển cấp tính, bệnh có thể lành và không để lại di chứng nếu được chẩn đoán, điều trị và chăm sóc một đúng cách. Bệnh nhân có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị.

- Thực hiện chăm sóc cơ bản:

Đặt bệnh nhân nằm nghĩ ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng về một bên.

Động viên, an ủi bệnh nhân để an tâm điều trị.

Hướng dẫn cách ho và cách khạc đờm cho bệnh nhân.

Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố và cho uống nước ấm.

Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân ho nhiều phải hướng dẫn cho bệnh nhân: nằm đầu cao, nghiêng về một bên, cho bệnh uống nhiều nước ấm, làm ấm và ẩm không khí để cho bệnh nhân dễ thở, các biện pháp trên có tác dụng làm long đờm và bệnh nhân dễ khạc ra.

- Thực hiện y lệnh:

11.cach-cham-soc-cho-nguoi-ap-xe-phoi-phunutoday.vn

Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc như: các thuốc tiêm, các thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường, báo cho bác sĩ biết.

- Thực hiện các xét nghiệm:

Công thức máu, tốc độ lắng máu.

Đờm để tìm nguyên nhân gây bệnh.

Chụp Xquang phổi.

- Theo dõi:

Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.

Tình trạng ho.

Tình trạng đau ngực.

Số lượng và tính chất của đờm.

Tình trạng sử dụng thuốc và biến chứng do thuốc gây ra.

Tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân.

- Giáo dục sức khoẻ:

Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi, biểu hiện lâm sàng và tiến triển của áp xe phổi để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo tránh tái phát, cụ thể:

Phòng ở phải thoáng mát và sạch sẽ.

Giữ ấm về mùa đông.

Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.

Điều trị tốt các ổ nhiễm trùng nếu có.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe phổi?

Những thói quen nên thực hiện sau đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

Uống hết thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa;

Gọi bác sĩ nếu bạn bị động kinh, bị đau khi nuốt, thức ăn bị kẹt lại khi bạn nuốt hoặc sốt kéo dài hơn 7 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;

Gọi bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiện rượu hoặc thuốc;

Nói với bác sĩ nếu có triệu chứng tái phát như đau ngực, sốt hoặc ho ra máu hoặc có vấn đề với thuốc (phát ban, tiêu chảy, sưng lưỡi, thở khò khè hoặc thở gấp).

Những diễn biến phát triển của bệnh áp-xe phổi

  • Giai đoạn nung mủ kín
  • Cơ năng: Giai đoạn này chỉ có ho khan hoặc có khi khạc ít đờm. Triệu chứng đau ngực âm ỉ, đau sâu và tăng lên khi ho hay thở sâu, ít khó thở trừ khi thương tổn phổi lan rộng hay do tình trạng nhiễm độc nhiễm trùng nặng.
  • Toàn thân: Sốt cao, rét run, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, vẻ mặt hốc hác, nước tiểu ít, sẫm màu.
  • Thực thể: Thường rất nghèo nàn, có khi giống một hội chứng đông đặc phổi không điển hình.
  • Cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân tăng, máu lắng cao.

Chụp phim phổi có thể thấy một hình mờ tròn hay bầu dục, thường gặp ở đáy phổi phải hơn.

  • Giai đoạn khái mủ

Sau thời gian nung mủ khoảng 5-7 ngày tùy loại vi khuẩn, bệnh nhân đau ngực tăng lên, ho nhiều, tình trạng suy sụp, hơi thở hôi, có thể có khái huyết trước rồi sau đó đau ngực và ho nhiều rồi ộc ra nhiều mủ, thường rất hôi thối, số lượng có khi 300-400 ml, có trường hợp chỉ ho ra mủ ít, từng bãi đặc như hình đồng xu và kéo dài. Sau khi ộc mủ thì người cảm thấy dễ chịu hơn, sốt giảm, đau ngực giảm dần.

  • Giai đoạn nung mủ hở

Sau thời gian từ 3-5 ngày, tình trạng nhiễm trùng giảm dần, dấu hiệu cơ năng giảm nếu có điều trị tốt. Nhưng thường là hội chứng nhiễm trùng kéo dài, thể trạng suy sụp nhiều do mủ chưa được tống ra hết gây viêm nhiễm kéo dài và có khi lan rộng thêm, do điều trị không đúng hay sức đề kháng xấu.

Biểu hiện suy hô hấp mạn, ngón tay hình dùi trống.

Khám phổi ở giai đoạn này có hội chứng hang với ran ẩm to hạt, âm thổi hang và có thể nghe được tiếng ngực thầm. Chụp phim phổi thấy có một hình hang tròn, bờ dày, có mức hơi-nước. Quan trọng nhất là xét nghiệm đờm để tìm nguyên nhân gây bệnh khi chưa sử dụng kháng sinh.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc