Lo ngại giá xăng tăng khiến giá tiêu dùng “bùng nổ”

( PHUNUTODAY ) - Giá xăng tăng 2 lần liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng khiến doanh nghiệp và người dân lo lắng giá xăng sẽ tạo sức ép lên giá tiêu dùng.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh tăng giá nhiều lần theo giá thế giới, với mức tăng tổng cộng 1.700 - 2.500 đồng/lít. Điều này tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả hàng hóa và đời sống người dân.

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng đã tác động tới giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2018 tăng 0,08% so với tháng trước, trong đó 6/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.

Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,18%, chủ yếu do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào ngày 7.4 và 23.4 tác động làm CPI chung tăng 0,11%. Và chiều giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng hôm 23.5 đã tạo áp lực lên giá thị trường và lạm phát vô cùng lớn.

Giá xăng dầu tăng khiến nguy cơ giá cả tiêu dùng tăng mạnh

Giá xăng dầu tăng khiến nguy cơ giá cả tiêu dùng tăng mạnh

Trước đó, tại cuộc họp công bố số liệu tháng 4.2018, Tổng cục Thống kê cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2018 đã tăng 2,8% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 4.2018 tăng 1,05% so với tháng 12.2017 và tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 4 tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 1,33% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 4 tháng đầu năm 2018 tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia kinh tế, khi giá xăng được điều chỉnh tăng, đặc biệt là từ 1.7.2018 - thời điểm thuế Bảo vệ môi trường (BVMT) được áp dụng. “Việc tăng thuế môi trường với xăng dầu sẽ đè nặng áp lực kinh tế lên vai người dân bởi khi giá xăng tăng, mọi mặt hàng đều tăng giá theo.”

Ông Nguyễn Văn Chánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, cho biết giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian gần đây khiến các doanh nghiệp (DN) vận tải gặp rất nhiều khó khăn. Theo tính toán, với các loại xe container, xe tải nặng, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 35%, trong khi các loại xe khác cũng chiếm trung bình khoảng 25% của tổng doanh thu. Mặt khác, để hoạt động, DN vận tải còn phải đóng thêm nhiều loại chi phí khác như phí bảo trì đường bộ, BOT, phí bến bãi…, vì vậy giá xăng dầu tăng và không ổn định càng khiến DN khó khăn hơn.

Các doanh nghiệp vận tải chịu áp lực nhiều nhất từ việc giá xăng dầu tăng

Các doanh nghiệp vận tải chịu áp lực nhiều nhất từ việc giá xăng dầu tăng

Do giá xăng dầu bất ổn cùng nhiều loại phí không được điều chỉnh giảm, dẫn tới nhiều hợp đồng lớn, các DN không dám nhận, đa số chỉ nhận theo đơn hàng của từng chuyến nhỏ lẻ. Mặt khác, chính việc giá xăng dầu không ổn định đã phát sinh nhiều hệ lụy, như khó điều chỉnh giá thành, trong khi chi phí đầu vào phải tăng theo giá xăng. Hơn nữa, DN muốn tăng giá thành cũng phải cân nhắc mức tăng sao cho hợp lý bởi sẽ tác động đến người tiêu dùng và sự cạnh tranh giữa các DN với nhau.

Trong khi đó, ban giám đốc các công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối trên địa bàn TP HCM lại cho biết việc giá xăng dầu tăng chưa tác động đến chi phí vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về chợ đầu mối. Hiện lượng hàng, giá cả hàng hóa về chợ đầu mối vẫn duy trì ở mức ổn định. Đại diện chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM) cho biết do đặc điểm của chợ đầu mối là cung cấp lượng hàng lớn nên ít bị tác động bởi giá xăng dầu. Ngoài ra, giá cước vận chuyển hàng hóa thường có độ trễ từ 10-15 ngày so với giá xăng dầu nên giá hàng hóa có thay đổi bởi xăng dầu cũng cần có thời gian chứ không diễn ra ngay lập tức.

Những lo ngại về bất ổn kinh tế thế giới đã đẩy giá dầu thô tăng vọt từ 50 USD/thùng lên 70 USD/thùng rồi 80 USD/thùng và dự đoán sẽ lên trên 100 USD/thùng trong năm nay. Giá xăng dầu Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu thế giới nên việc tăng giá là không tránh khỏi. Tuy nhiên, giá xăng dầu tăng liên tục và nhiều khả năng không thể giữ ổn định trong thời gian tới sẽ gây khó khăn lớn cho nền kinh tế và mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Giá cả tiêu dùng đứng trước ngưỡng

Giá cả tiêu dùng đứng trước ngưỡng "bùng nổ" nếu như giá xăng dầu còn tiếp tục tăng

Trước mắt, giá xăng tăng sẽ "đánh" trực tiếp vào túi tiền dân nghèo vì giá mớ rau, con cá sẽ tăng theo, người tiêu dùng càng phải thắt lưng buộc bụng. Đặc biệt trong bối cảnh này, Bộ Tài chính muốn tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, đẩy giá tiêu dùng tăng. "Quốc hội cần xem xét thận trọng đề xuất này của Bộ Tài chính vì nếu tăng thuế môi trường sẽ tạo ra rất nhiều thách thức cho nền kinh tế" - TS Doanh nói.

Ông Vũ Vinh Phú cũng lo ngại giá xăng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng Việt. "Nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà rồi. Giá thịt heo Ba Lan nhập vào rẻ bằng nửa giá thịt trong nước, thịt bò cũng rẻ hơn và còn nhiều mặt hàng khác nữa. Tất nhiên giá xăng thế giới tăng thì các nước khác cũng ảnh hưởng nhưng sức chịu đựng của họ tốt hơn. Phải giảm bớt độc quyền, minh bạch hóa hoạt động kinh doanh xăng dầu thì mới giải được bài toán này" - chuyên gia này đề nghị.

Tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, chế biến đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu tác động của giá xăng nên việc tăng giá xăng sẽ gây hiệu ứng đôminô” - TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế nhấn mạnh. Việc tăng giá xăng dầu quá cao khiến chi phí sản xuất tăng cao, kéo theo giá cả các mặt hàng từ lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… cũng “vọt” theo, ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn