Băng cassette
Đây là một trong những thiết bị lưu trữ phổ biến nhất trong từ 1970 cho tới cuối 1990. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi, từ máy nghe nhạc di động, các thiết bị thu âm gia đình cho tới thiết bị lưu trữ dữ liệu cho các máy vi tính đời đầu.
Băng cassette là một trong những thiết bị lưu trữ phổ biến nhất trong từ 1970 cho tới cuối 1990. |
Tuy vậy, sau một thời gian phát triển, cassette dần bị lấn át bởi những sản phẩm tiên tiến hơn. Vào những năm 80, số lượng cassette bán ra thị trường đạt tới con số 900 triệu, gấp 1.000 lần so với năm 2004.
Máy ghi âm
Máy ghi âm Talkboy được hãng Tiger Electronics (hiện nay là Hasbro) sản xuất trong những thập kỷ 90. Không chỉ thu và phát tiếng được, người dùng Talkboy còn có thể điều chỉnh tốc độ âm thanh tuỳ ý.
Máy ghi âm Talkboy. |
Sản phẩm này được lấy cảm hứng từ một mẫu đồ chơi cùng tên trong phim "Home Alone" và nhắm tới người dùng là thanh thiếu niên.
Máy nhắn tin
Dù là sản phẩm sinh sau đẻ muộn nhưng dường như máy nhắn tin lại là thiết bị bị lãng quên nhiều nhất. Ít ai còn nhớ rằng, chỉ hai chục năm trở về trước thôi, những chiếc máy nhắn tin nhỏ nhắn như thế này từng là đỉnh cao của ngành viễn thông và di động. Đồng thời, chúng cũng là niềm mơ ước của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Máy nhắn tin là sản phẩm xa xỉ ở Việt Nam những năm 1990. |
Những chiếc máy nhắn tin đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam phần nhiều đến từ thương hiệu Motorola, sau đó mới đến Erickson và một vài tên tuổi khác.
Với chi phí sử dụng dịch vụ đắt đỏ nên chỉ những người giàu mới có thể sở hữu nó. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian trị vì ngắn ngủi, với sự xuất hiện của những chiếc điện thoại di động, những chiếc máy nhắn tin đã nhanh chóng trở nên lỗi thời và dần dần biến mất khỏi đời sống công nghệ đương thời. Chỉ sau đúng 10 năm hoạt động, vào năm 2004, dịch vụ này đã chính thức bị xóa sổ hoàn toàn ở Việt Nam.
Máy chơi game cầm tay
Máy điện tử Brick game đã thực sự tạo nên một cuộc cách mạng trong các phương tiện giải trí cầm tay từ những năm 1993 - 1994. Hiếm có cô cậu học sinh nào thời đó không bị “hút hồn” vào màn hình đen trắng của chiếc máy này trong nỗ lực chinh phục đỉnh cao của trò chơi “xếp gạch”. Các phiên bản về sau của Brick game còn có thể các trò khác như đấm bốc hay đua xe.
Máy chơi game những năm 1990. |
Khi trào lưu Brick game bắt đầu lắng dịu thì đến năm 1996, “gà ảo” Tamagotchi lại gây sóng gió. Chiếc máy điện tử nhỏ xíu này cho phép người chơi chăm sóc những con vật cưng của mình như gà, mèo, chó hay… khủng long. Để mạnh khỏe và trưởng thành, con vật “ảo” đòi hòi phải được cho ăn, vệ sinh, nô đùa… thường xuyên.
Chiếc máy chơi game khiến các cô cậu học trò thế hệ cuối 8X đầu 9X phát sốt. |
Khi “vật cưng” bị ốm thì chủ lo ngay ngáy và lỡ “ngủm củ tỏi” thì có khi buồn mấy ngày. Bởi vậy, dù bị nhà trường cấm nhưng nhiều cô bé, cậu bè vẫn mang Tamagotchi tới lớp để lén lút “chăm sóc” trong giờ học.
Điện thoại "cục gạch"
Vào thập niên 90, điện thoại di động không còn là điều quá mới mẻ ở các nước phương Tây, mặc dù hầu hết chúng đều là những thiết bị to lớn và cục mịch.
Một số mẫu điện thoại "cục gạch" những năm 1990. |
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu những chiếc điện thoại như thế này. Chỉ có những nhà giàu hoặc doanh nhân thành đạt mới dám sở hữu thiết bị xa xi này. Ngoài ra, cước điện thoại di động những năm 1990 cũng rất đắt đỏ.
Những vật dụng mua bằng cả cây vàng nhà đại gia thời bao cấp Những đồ vật hiện nay thuộc hàng "siêu cổ lỗ" nhưng vào thời bao cấp là những thứ chỉ có những nhà thuộc hàng đại gia mới có được. |