Khám phá bí ẩn ngàn năm qua vẫn bị chôn vùi dưới đáy đại dương (P.1)

18:00, Thứ hai 13/02/2017

( PHUNUTODAY ) - Bóng tối bao trùm, nhiều sinh vật khổng lồ ăn thịt, áp suất lớn khủng khiếp... là những lý do khiến đáy biển sâu được ví như địa ngục trần gian.

Bạn đã bao giờ tự hỏi dưới đại dương sâu thẳm kia là gì chưa? Phải chăng đó là những kỳ quan mà chưa ai khám phá tới hay là những sinh vật khổng lồ với bộ răng gớm ghiếc, không tha cho bất cứ sinh vật nhỏ bé hơn.

Hãy cùng khám phá đại dương sâu thẳm và tự tìm cho mình lời giải cho câu hỏi: "Phải chăng biển sâu là một địa ngục trên Trái đất?"

"Ngón tay tử thần"- Hiện tượng đánh đố giới khoa học 5 thập kỷ

Đại dương luôn chứa đựng vô vàn điều bí mật mà con người chưa thể khám phá hết. Những bí ẩn lại chồng bí ẩn khi con người phát hiện những điều bí mật tồn tại dưới lòng biển sâu.

Được phát hiện vào năm 1960, hiện tượng "Ngón tay tử thần" (Finger of Death) là một trong những bí ẩn đại dương thách thức khoa học hơn 5 thập kỷ.

bi-an-dai-duong phunutoday

 

Mãi đến năm 2011, giới khoa học mới định nghĩa được nó. Finger of Death là hiện tượng xuất hiện những dòng nước "đột biến" có nhiệt độ vô cùng thấp, khiến cho mọi sinh vật đóng băng trong tích tắc nếu chạm phải.

Mặc dù đã giải thích được cơ chế hình thành các "cột băng chết người" nhưng các nhà nghiên cứu nhận định: Vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh hiện tượng kỳ lạ này dưới đại dương.

Hiện nay, giới khoa học đang nghiên cứu nhằm khẳng định giả thiết: Sự sống trên Trái Đất có thể có nguồn gốc từ "Ngón tay tử thần".

Và nếu điều này là sự thực thì đây rất có thể là "bước đệm" để phát triển sự sống ngoài Trái Đất như ử sao Hỏa, Mặt trăng hay sao Mộc.

Vương quốc đã mất Cleopatra

Trong thời kỳ cổ đại, Thonis-Heracleion là thành phố cổ đại phát triển cực kỳ hưng thịnh của Ai Cập. Thành phố này đóng vai trò rất quan trọng cho các vị pharaoh những năm 12 Trước Công nguyên.

bi-an-dai-duong1 phunutoday

 Bí mật thành phố Thonis-Heracleion dưới đáy đại dương. Ảnh: Aruarian.

Ngày nay, thành phố Thonis-Heracleion được gọi với cái tên vương quốc đã mất Cleopatra vì nhiều người vẫn tin rằng thành phố này đang chìm sâu trong bùn, cát dưới đáy vịnh Aboukir suốt 1.200 năm.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn luôn "khao khát" thám hiểm lòng dại dương để tìm những câu trả lời cho những bí ẩn về thành phố cổ này.

Những “quái vật” bí ẩn

Bloop

Bloop là một loại âm thanh dưới nước cực kỳ mạnh mẽ được phát hiện bởi Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) vào năm 1997. NOAA kết luận đó là tiếng vỡ băng của một dòng sông băng nhưng một vài nhà khoa học tin rằng đây lại là âm thanh của một sinh vật khổng lồ chưa hề được phát hiện.

Cá mập bí ẩn Mariana

bi-an-dai-duong2 phunutoday

 

Trong một lần nghiên cứu thuỷ sinh dưới sâu đáy vịnh Sugura, các nhà khoa học Nhật Bản thả một chút mồi nhử. Họ hoàn toàn không mong đợi một con cá mập dài 10 mét trồi lên và đớp mồi.

Cá mập mào

Cá mập mào được đặt một cái tên khác là “hoá thạch sống” vì cơ chế cực nguyên thuỷ của nó. Loài cá mập này rất ít khi được nhìn thấy, và nó có khả năng tấn công con mồi bằng cách uốn lượn cơ thể và nhảy như một con rắn.

Cá Macropinna

bi-an-dai-duong3 phunutoday

 

Cá Macropinna được cho là một loài cá rất… khó hiểu. Đầu chúng được bao phủ bởi một mái vòm chứa đầy chất lỏng trong suốt, vì vậy có thể nhìn thấy hết các cơ quan bên trong. Đôi mắt ‘chùng chình’ của nó có thể xoay để thay đổi vị trí.

Kho báu bạc dưới Đại Tây Dương

bi-an-dai-duong4 phunutoday

 

Hơn 61 tấn bạc trị giá 36 triệu USD được phát hiện tại Đại Tây Dương, trong tàu Gairsoppa - con tàu chở hàng bằng thép dài 130m bị đánh chìm ngày 17-2-1941, sau khi bị trúng ngư lôi từ tàu chiến của Đức quốc xã. Con tàu bị chìm sâu 300 dặm ở ngoài khơi bờ biển Ireland, từng được cho là bị mất tích mãi mãi. 

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT