Không chỉ có bé 22 tháng tuổi t.ử v.ong tại phòng khám tư, nhiều trẻ mất mạng oan uổng vì sốc tiêm truyền thuốc

06:30, Thứ năm 18/10/2018

( PHUNUTODAY ) - Bị tiêm nhầm thuốc, sốc phản vệ 2 lần sau khi tiêm..., những tai nạn thực sự đáng sợ và oan nghiệt khiến những em bé vài tháng tuổi t.ử v.ong đột ngột chỉ trong giây lát.

Bé 8 tháng tuổi bị tiêm nhầm kali

Chiều 15/1/2018, bé Nguyễn Hoàng T. (Đông Anh, Hà Nội) được BS BV đa khoa Đông Anh chỉ định cho uống 1/2 ống Kaliclorid 10% và theo dõi toàn trạng nhiệt độ, dấu hiệu mất nước, chướng bụng.

Tuy nhiên, thay vì cho bệnh nhi uống, một điều dưỡng có tên Hoàng Thu Trang lại tiêm Kaliclorid qua đường tĩnh mạch cho cháu bé.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau ít phút, cháu bé tím tái, tim đập nhanh, người co cứng. Đêm cùng ngày, bé được chuyển đến cấp cứu tại BV Xanh Pôn trong tình trạng nặng, có dấu hiệu sốc, suy chức năng đa cơ quan, suy hô hấp, nhiễm nhuẩn huyết.

Sau 5 ngày điều trị tại đây, bé được chuyển tiếp đến BV Nhi TƯ, tuy nhiên diễn tiến ngày càng nặng.

Cuối cùng, BV Nhi TƯ cho biết, bé Nguyễn Hoàng T tử vong do viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết trên nền tim bẩm sinh thông liên thất.

Bé 32 tháng tuổi tử vong vì truyền dịch

Khoảng 1h ngày 19/5/2018, một bé trai tên là cháu L.N.H.N. (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị nôn ói nên người nhà là bà Nguyễn Thị Kim The đưa cháu đến Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên khám. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm đường tiêu hóa và chỉ định nhập viện theo dõi, điều trị.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi làm thủ tục nhập viện cho cháu N., bà The về nhà, còn chồng bà ở lại bệnh viện với cháu. Khoảng 10h sáng 19/5, chồng bà gọi điện về nhà cho biết cháu trợn trắng mắt khi đang truyền dịch. Khi bà ra đến nơi thì cháu N. đã tử vong.

“Tôi chạy ra thì mọi người xung quanh nói thằng nhỏ giãy giụa dữ lắm. Mọi người nghi cháu N. bị sốc khi truyền dịch dẫn đến tử vong chứ lúc tôi về, cháu nó khỏe và đùa giỡn bình thường”, bà The cho biết.

Mất đứa con đầu lòng sau 4 năm hiếm muộn

Theo lời kể của người cha trên tài khoản FB Nguyễn Bình Sơn, tối 19/7/2018, bé Nguyễn Minh Phúc (Mường La, Sơn La) bị sốt nhẹ và bú ít, vợ chồng anh đã đưa cháu đến Bệnh viện Đa Khoa Mường La thăm khám. 21h cùng ngày, bé Phúc được một điều dưỡng tên Mai khám và chẩn đoán bị sốt nhẹ, chỉ định truyền nước, trong khi đó, bác sĩ trực là Cầm Thị Linh không có mặt.

Vẫn thông tin từ phía gia đình, đến 2h ngày 20/7, sau khi truyền được 2/3 chai nước, gia đình thấy bé tươi tỉnh, quẫy nghịch. Lúc này, điều dưỡng Mai cho biết phải tiếp tục truyền đường cho cháu bé. Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút truyền đường, bé trai đột ngột chuyển biến xấu, co giật toàn thân, thân thể tím tái, đau đớn, nguy kịch.

Cũng theo lời kể của anh Sơn, lúc này không có bác sĩ trực đến cấp cứu, điều dưỡng Mai chỉ kẹp nhiệt độ mà không gọi bác sĩ trực dù gia đình đã nhiều lần van xin hãy gọi bác sĩ đến hỗ trợ.

Lo sợ, gia đình anh Sơn yêu cầu chuyển viện, điều dưỡng Mai vẫn yêu cầu chờ đến sáng, sau khi họp giao ban, hội chẩn xong, lãnh đạo ký mới cho bé chuyển viện. Khi bé Phúc bất động, điều dưỡng Mai mới hốt hoảng gọi điện báo bác sĩ.

Được biết, vợ chồng anh Sơn hiếm muộn. Bé Phúc là kết quả sau 4 năm hai vợ chồng gian nan tìm con, chắt chiu dành dụm để xuống Hà Nội thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Khi mang thai bé, suốt 9 tháng 10 ngày vợ anh phải nằm bất động trên giường, phải nghỉ việc nhờ đến sự chăm sóc của mẹ già, mong mỏi từng ngày được mẹ tròn con vuông, vậy mà niềm hạnh phúc chưa được bao lâu lại xảy ra sự việc đau lòng...

Bé 4 tháng tuổi tái shock phản vệ sau tiêm thuốc

Bé Hoàng Gia Nguyên (4 tháng tuổi) vào Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh ngày 25/11/2017, chẩn đoán tiêu chảy cấp, có mất nước, sau 7 ngày điều trị, tình trạng tiêu chảy của bệnh nhân giảm.

Tuy nhiên bệnh nhân xuất hiện các triệu trứng về hô hấp, nhiễm trùng và được chẩn đoán, viêm tai giữa, viêm phế quản phổi, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng sinh Ceftriaxon là phù hợp với chẩn đoán.

Sau khi bắt đầu tiêm 2 phút, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của sốc phản vệ (kích thích, khò khè, tím đầu chi, vân tím toàn thân, mạch nhanh nhỏ. Bênh nhân được chẩn đoán; theo dõi sốc phản vệ do kháng sinh Ceftriaxone. Bệnh nhân đã được xử lý kịp thời theo đúng phác đồ xử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế. Toàn trạng bênh nhân cải thiện sau khi xử lý 25 phút.

Đã từng xảy ra khá nhiều vụ việc trẻ em bị sốc do tiêm, truyền thuốc. Ảnh minh họa

Đã từng xảy ra khá nhiều vụ việc trẻ em bị sốc do tiêm, truyền thuốc. Ảnh minh họa

Tuy nhiên bệnh nhân xuất hiện sốc pha 2 (tái Shock) sau 1 tiếng được xử trí. Bệnh nhân đã được tiếp tục điều trị theo phác đồ nhưng tình trạng tiên lượng rất nặng, vượt quá khả năng điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tuyến tỉnh. 20h ngày 2/12/2017, bệnh nhân được liên hệ và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân được hồi sức tích cực trong 4 tiếng, nhưng tình trạng không cải thiện và tử vong vào lúc 0h15 phút ngày 3/12/2017, do suy đa phủ tạng, hậu quả của sốc phản vệ trên bệnh nhân viêm phế quản phổi, viêm tai giữa. Do vậy Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Bắc Ninh kết luận nguyên nhân tử vong của cháu Hoàng Gia Nguyên là do sốc phản vệ trên viêm phế quản phổi, viêm tai giữa.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link