KHÔNG MUỐN CON GẶP NẠN vì bị hút cạn oxy, mẹ bầu KHÔNG ĐƯỢC TẮM vào 7 thời điểm sau

( PHUNUTODAY ) - Không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể tắm theo ý muốn, bởi nếu tắm sai cách hoặc tắm không đúng thời điểm có thể khiến mẹ sinh non, thậm chí đột tử...

9 tháng mang bầu là thời điểm cơ thể mẹ nhạy cảm vô cùng. Có rất nhiều món ăn mẹ phải kiêng khem, cũng có rất nhiều thói quen mẹ phải từ bỏ để bảo vệ con...ngay cả việc rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh cũng vậy. Hãy chú ý tránh một số thời điểm dưới đây để giúp bé chào đời thật mạnh khỏe nhé!

1. Tắm sau 23h

Bận rộn tới đâu, mẹ bầu cũng cố thu xếp để tắm sớm nhé. Sau 23 giờ là thời điểm lúc âm khí thịnh hành hơn dương khí nên khí huyết cơ thể lưu thông kém hơn. Không khí bên ngoài cũng “độc” hơn so với ban ngày, nên mẹ bầu tắm ban đêm độc vô cùng, thậm chí mẹ nên kiêng hẳn để tránh bị lạnh, ngấm nước, nhiễm bệnh, đột quỵ hoặc sinh non.

1422952474-babau2

Bận rộn tới đâu, mẹ bầu cũng cố thu xếp để tắm sớm nhé. Sau 23h thì mẹ thà chịu bẩn còn hơn, bởi thời điểm này là lúc âm khí thịnh hành hơn dương khí nên khí huyết cơ thể lưu thông kém hơn.

 

2. Thời tiết trở lạnh đột ngột

Nếu thời tiết đang nóng mà trở lạnh đột ngột thì các mẹ bầu cũng nên hạn chế tắm rửa. Bởi nhiệt độ biến động lớn dễ khiến các mẹ bầu mắc phải các chứng bệnh như cảm cúm, ho,….Vào thời điểm này, mẹ nên rút ngắn thời gian tắm lại còn một nửa, bình thường tắm 10 phút thì bây giờ chỉ tắm 5 phút, cách ngày tắm lần. Nếu có thể thì các mẹ cũng nên nấu nước lá, nước gừng để tắm để có thể phòng ngừa các bệnh do thời tiết gây ra.

3. Khi vừa đi ngoài nắng về

Sau khi đi nắng về là lúc mồ hôi nhễ nhại, cơ thể mất nước, tăng nhiệt độ, lỗ chân lông nở to…Nếu ngay lập tức tắm vào thời điểm này, mẹ bầu sẽ bị nước thấm vào lỗ chân lông rất dễ gây cảm bệnh. Thậm chí, mẹ bầu sẽ cảm thấy choáng váng, ớn lạnh, ngất xỉu do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

tam-nang-1

Sau khi đi nắng về là lúc mồ hôi nhễ nhại, cơ thể mất nước, tăng nhiệt độ, lỗ chân lông nở to… Nếu ngay lập tức tắm vào thời điểm này, mẹ bầu sẽ bị nước thấm vào lỗ chân lông rất dễ gây cảm bệnh.

 

4. Khi bụng đang có cơn gò

Đây chính là thời điểm tuyệt đối không được tắm. Bởi lúc này bất cứ tác động nào từ bên ngoài lên bụng cũng đều kích thích tử cung co bóp nhiều hơn tống đẩy bào thai ra ngoài. Khi tắm, nhiệt độ của nước cùng những động tác kì cọ, massage bụng chính là nhân tố kích thích làm tăng tốc độ co bóp của tử cung, thậm chí gây xoắn vặn mạch máu tử cung.

5. Khi quá đói, quá no 

Tắm lúc quá đói hoặc quá no tắm sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra các bệnh tim mạch do lúc này máu lưu thông không đều, bị tắc nghẽn. Từ đó gây ra hiện tượng lượng oxy và dinh dưỡng chuyển sang thai nhi qua nhau thai, dây rốn bị suy giảm…

racion-pitaniya-pri-beremennosti3

Tắm lúc quá đói hoặc quá no tắm sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra các bệnh tim mạch do lúc này máu lưu thông không đều, bị tắc nghẽn. 

6. Khi mẹ bầu đang bị ốm

Nếu mẹ bầu không được khỏe, bị đau đầu, ho, cảm cúm thì nên hạn chế tắm. Đó là bởi nếu các mẹ bầu tắm trong lúc cơ thể đang ốm yếu sẽ gây ra giảm sức đề kháng và bệnh tình càng trở nặng thêm.Khi ốm, nếu cảm thấy người quá khó chịu, các mẹ bầu chỉ nên lau sơ người bằng nước ấm hoặc sử dụng nước lá sả, lá cam chanh, lá ổi… để cơ thể thơm tho tẩy uế, mau hồi phục.

7. Ngay sau khi vận động

Kể cả vận động thể lực và trí não, mẹ bầu đều không nên tắm nước lạnh ngay sau khi vận động, vì khi đó, cơ thể vừa hoạt động mệt mỏi, nếu tắm ngay lập tức có thể khiến cho tim và não không được cung cấp đủ máu, có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê... Mẹ nên nghỉ ngơi một lúc để cơ thể phục hồi sức lực rồi mới tắm bằng nước ấm nhé.

Xem thêm:

Các nàng tuổi Tuất có gì hấp dẫn khiến loạt cánh mày râu chăm "nhòm ngó" nhìn là muốn cưới ngày đến vậy?

Bước sang năm Mậu Tuất, những con giáp nào được tuổi kết hôn hơn cả?

Theo:  khoevadep.com.vn copy link