Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong dưa chuột cưc tốt cho giảm cân, giải độc, ổn định huyết áp, giúp tiêu hóa tốt và đặc biệt tốt khi sử dụng làm đẹp da. Vì vậy ăn dưa chuột mỗi ngày sẽ là phương pháp tốt, hiệu quả và đơn giản nhất để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cũng giống như những thực phẩm khác, nếu không biết cách sử dụng và ăn không đúng cách sẽ gây ngộ độc và nguy hiểm cho sức khỏe.
Những người không nên ăn hoặc hạn chế ăn dưa chuột
- Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu và dẫn đến liệt dương. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Ngoài ra không ăn dưa chuột cùng lạc (đậu phộng) vì rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc hay rang vàng. Đây là món ăn nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bị đau bụng, tiêu chảy.
- Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
- Mặc dù việc tiêu thụ dưa chuột trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.
- Dưa chuột lợi tiểu tự nhiên của dưa chuột sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn. Do có nhiều chất xơ nên dưa chuột sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.
- Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa chuột.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.
Những tác dụng phụ không ngờ của dưa chuột
Tăng nguy cơ lão hóa sớm
Vitamin C có rất nhiều trong dưa chuột, nếu tiêu thụ dưa chuột quá mức, vitamin lại gây tác dụng ngược, chống lại bản chất chống oxy hóa, gây sự phát triển và lây lan của các gốc tự do. Vì vậy khi nạp lượng vitamin C quá lớn từ dưa chuột, bạn đang tạo điều kiện cho các gốc tự do "đi lang thang", gây nguy cơ ung thư, mụn trứng cá, lão hóa sớm...
Gây đau đầu, khó thở
Hàm lượng nước trong dưa chuột lên tới 90%. Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn. Lượng nước dư thừa này có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên nếu ăn nhiều dưa chuột.
Ăn nhiều dễ mất nước
Tác hại lớn của việc ăn quá nhiều dưa chuột là nguy cơ mất nước và mất cân bằng trong cơ thể. Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu, mất cân bằng và nguy cơ liệt dương nếu trong trường hợp nặng.
Bên cạnh đó, trong dưa chuột có nhiều kali, lượng kali quá nhiều sẽ gây tăng kali trong máu – một điều kiện dẫn đến giảm chức năng thận. Đồng thời, nó có thể gây ra các bệnh đường ruột, đầy hơi, và đau bụng.