Ngủ đủ 7-8h một ngày chưa thể đảm bảo bạn đã có một giấc ngủ chất lượng và giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên để có được giấc ngủ chất lượng nhất bạn cần tạo thói quen có một giờ giấc sinh hoạt khoa học.
Bạn có bao giờ đi ngủ sớm vì cần thức dậy đúng giờ để đi làm - rồi cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi sáng? Đừng nghĩ rằng khi ngủ nhiều hơn, bạn sẽ sảng khoái hơn trong văn phòng vào ngày hôm sau.
Nếu bạn muốn thức dậy sảng khoái lúc 7 giờ sáng, bạn nên đi ngủ lúc 21h46 hoặc 23h16. Nếu bạn thức khuya và bạn không thích ngủ trong 2 khung giờ này, thì có thể chọn ngủ lúc 0h46 sáng và 2h16 sáng.
Thời gian trung bình để một người chìm vào giấc ngủ là 14 phút vì vậy bạn không nhất thiết phải đi ngủ vào thời điểm này.
Nếu bạn muốn thức dậy lúc 6h00 sáng, bạn nên đi ngủ lúc 20h46, 22h16, 23h46 hoặc 1h16.
Nếu bạn không cần dậy sớm và có thể ngủ tới 8h00 sáng, bạn có thể đi ngủ lúc 22h46, 12h16, 1h46 hoặc 3h16.
Một chu kỳ ngủ kéo dài khoảng 90 phút, gồm 5 giai đoạn - bốn giai đoạn ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM) và một giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Sẽ mất trung bình 14 phút để bắt đầu rơi vào giai đoạn 1 - mơ màng và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.Giai đoạn 4 là khi ta rơi vào trạng thái ngủ sâu và đây là lúc khó đánh thức nhất. Nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 4, ta sẽ cực kì mệt mỏi và đau đầu khi cố thức dậy.
Một ngày cần ngủ bao nhiêu giờ?
Từ 23h đêm trở khi bạn chìm vào trong giấc ngủ thì các cơ quan nội tạng bắt đầu hoạt động đào thải độc tố và tái tạo năng lượng. Trong khoảng thời gian từ 23h-3h sáng lúc này gan hoạt động mạnh nhất, do vậy bạn nên lên giường nằm nghỉ ngơi từ lúc 22h đêm rồi từ từ chìm dần vào giấc ngủ khoảng 23h.
Lúc này mật từ gan tiết vào máu có tác dụng loại bỏ chất độc, giúp huyết dịch luôn tươi mới. Vậy nên những thời có thời gian ngủ nghỉ hợp lý luôn có lá gan khỏe mạnh.