Khung giờ vàng tiến hành bao sái và rút tỉa chân nhang, tổ tiên "ưng bụng", phúc lộc gấp bội

( PHUNUTODAY ) - Giờ vàng bao sái, rút tỉa chân nhang đón may mắn, tài lộc năm 2023.

Bao sái, rút tỉa chân nhang thời gian nào tốt nhất?

Thời điểm bao sái chỉ cần là cuối tháng, còn vừa bao sái vừa rút tỉa chân nhang thì chỉ thực hiện cuối năm hoặc khi có quá nhiều chân nhang. Tuy nhiên, mỗi năm gia chủ chỉ được rút tỉa chân nhang tối đa 3 lần vào cuối tháng 4 âm lịch, cuối tháng 8 âm lịch và cuối tháng 12 âm lịch.

Đặc biệt dịp cuối năm thì phải cúng ông Công ông Táo xong mới được tiến hành nghi lễ bao sái rút tỉa chân nhang ở bàn thờ.

download (19) (1)

Khung giờ vàng tiến hành bao sái và rút tỉa chân nhang cuối năm 2022 đón Tết 2023

- Ngày 20 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 21 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 22 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

- Ngày 23 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

images (3)

- Ngày 24 âm, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 25 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc 9h10 đến 10h50, chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

- Ngày 26 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Lưu ý khi bao sái bát hương, tỉa chân nhang

Chọn ngày, giờ tốt để thực hiện bao sái bát hương như đã hướng dẫn cho từng tuổi trên đầu bài viết.

Người thực hiện bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ.

Người tỉa chân nhang thường là chủ nhà hoặc đảm đương việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang thì phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, tôn nghiêm, đặc biệt phải rửa sạch tay.

Cũng cần lưu ý thêm rằng trong quá trình dọn dẹp, luôn giữ cho mình sự tịnh tâm, lòng thành kính với người trên.

Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước thần linh.

Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.

Chuẩn bị nước ngũ vị hương và rượu đã ngâm gừng. Nước ngũ vị hương là nước được đun từ 5 loại gồm có hồi khô và quế khô là 2 vị cố định kèm thêm 3 loại lá thơm nữa tùy mùa tùy vùng miền phổ thông loại lá nào như: xả, hương nhu, trầu không, lá bưởi, gỗ vang, lá nếp thơm, lá mùi thơm ...

* Thông tin mang tính tham khảo

Theo:  xevathethao.vn copy link