- Cách chọn mua cây hoa hồng
- Chọn cây khỏe mạnh, tươi tốt, có lá dày, cứng cáp. Tuy nhiên bạn không nên chọn cây có lá quá xanh, bóng mượt vì những cây này thường được các chủ vườn mới bón phân nên cây rất tươi tốt, nhưng mang về trồng lại khó sống ở môi trường mới.
- Chọn cây có rễ, đang sinh trưởng tốt, có gai, nếu cây đang cho hoa thì tốt, cần quan sát xem hoa có to không?
- Nên mua ở những địa chỉ giống cây trồng uy tín, lâu năm và tốt nhất nhờ chủ vườn tư vấn lựa chọn
- Chuẩn bị chậu và đất trồng
Để trồng cây hoa hồng trong chậu, bắt buộc bạn cần có phải chuẩn bị sẵn chậu và đất trồng cây.
- Chậu trồng: chuẩn bị chậu cây hoa hồng có kích thước cao- rộng phù hợp với cây, thường là cao 30cm- rộng 40cm, có thể là chậu nhựa hoặc chậu sứ đều được, và bắt buộc có nhiều lỗ dưới đáy chậu để thoát nước.
- Đất trồng: Cây trồng trong chậu đòi hỏi phải giàu dinh dưỡng trong đất, vì vậy bạn cần chọn đất tốt, có nhiều mùn tơi xốp để thẩm thấu và thoát nước tốt. Nên trộn đất với phân hũu cơ đã hoai mục cộng với 1% phân NPK 30-10-10 để cung cấp đủ chất cho cây trồng.
- Tiến hành trồng cây hoa hồng vào chậu
- Trước tiên bạn cần đặt những viên xỉ hoặc than hoa xuống dưới đáy chậu tránh cho đất bít lấy các lỗ thoát nước. Sau đó đổ 1 phần đất vào chậu.
- Tháo bỏ bọc gốc cây hồng, đặt nhẹ nhàng vào trong chậu, dùng đất còn lại lấp vào gốc cây, ấn nhẹ nhàng cho cây đứng thắng, lưu ý không làm tổn thương đến bộ rễ. Và mặt đất cần cách miệng chậu khoảng 5cm.
- Trồng xong cần tưới đẫm nước cho cây, đặt chậu cây ở nơi có đủ ảnh sáng, có ánh nắng mặt trời chiếu vào buối sáng sớm hoặc chiều tối. Không nên đặt chậu cây nơi bị nắng gắt ban ngày chiếu vào hoặc nơi thiếu ánh sáng.
Cách chăm sóc hoa Hồng
Vì cây hoa Hồng ưa ẩm nên mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Chúng ta nên tưới nước cho cây hoa Hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều. Nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc… sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp.
Nếu muốn hoa Hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.
Phòng trừ sâu bệnh hại hoa Hồng
Trồng cây hoa Hồng trong chậu cần phải chú ý tới các loại nấm cây. Hiện tượng này phát triển cực nhanh khiến cây bị chết. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng , bọ trĩ, sâu ăn là, ốc sên... cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường.
Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chọn loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Thu hoạch và cắt tỉa cho hoa Hồng tiếp tục ra hoa
Cắt hoa Hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa Hồng sẽ bốc hơi mất nước).
Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá, nhánh Hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới.
Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi cây hoa Hồng lại tiếp tục cho ra hoa.