Chữa bệnh tiểu đường
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, GS.TS. Đỗ Tất Lợi có viết: “Lá sung có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh lí như bệnh thủy đậu, bệnh mỡ máu, cao huyết áp,… Trong đó, việc giúp hỗ trợ ổn định đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường là tác dụng ít ai biết của lá sung.”
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá sung có hàm lượng lớn chất xơ rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chất chống oxy hóa trong loại lá này cũng góp phần không nhỏ vào việc phòng tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường có thể gây ra.
Ngoài ra, một số hoạt chất được tìm thấy trong lá sung còn có tác dụng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Cũng như giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Từ đó sẽ giúp cho quá trình trao đổi glucose trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Chuẩn bị:
300g lá sung, chọn lá bánh tẻ không quá già, không quá non.1 lít nước sạch.
Cách làm:
Lá sung rửa sạch, để ráo, vò sơ cho hơi nát. Đun nước sôi, sau đó cho lá sung vào đun thêm 15 phút. Người bệnh dùng nước lá sung thay nước uống hàng ngày. Nên chia đều trong ngày, uống vừa đủ để cơ thể hấp thu được tốt nhất.
Chữa gan nóng, vàng da
Lá sung vú 30g, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g. Sắc uống trong ngày thay nước chè.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung còn thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.
Lá sung chữa bệnh giời leo
Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.
Một kết qủa nghiên cứu lâm sàng cho thấy: điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.
Chữa phong thấp, sốt rét
Hằng ngày nấu nước lá sung hoặc vỏ cây sung uống thay nước chè.
Chữa mụn lở hoặc vú sưng đau
Lá sung giã nát, trộn với nhựa sung đắp lên, đau đến đâu đắp đến đó.
Thuốc bổ dùng cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ
Lá sung vú 200g, củ mài, hạt sen, đẳng sâm, thục địa, hà thủ ô, tảo nhân, ngải cứu, mỗi vị 100g. Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột, củ mài đồ chín, sao vàng, tán bột. Thục địa tẩm nước gừng, sao thơm, giã nhuyễn. Ngải cứu tươi nấu kỹ lấy nước đặc. Hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tán bột. Tảo nhân sao đen, tán bột. Hạt sen, đẳng sâm đều sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, thêm mật làm viên bằng hạt ngô, sấy khô. Người lớn: mỗi lần uống 18 viên; Trẻ em tùy tuổi: mỗi lần 2
Chữa gan nóng, vàng da
Lá sung vú 30g, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g. Sắc uống trong ngày thay nước chè.
Chữa sốt, cúm đau nhức
Lá sung vú 16g, lá chanh 16g, nghệ 16g, tỏi 6g. Sắc lấy nước đặc mà uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, lau sạch.
Chữa bị thương, bong gân, sai khớp
Lá sung vú, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.
Chữa tưa lưỡi
Lá sung vú phối hợp với lá mít, lượng bằng nhau, phơi khô, đốt cháy, tán mịn, hòa với mật ong, bôi ngày 3 lần.
Giúp lợi sữa
Lá sung vú 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt mùi để sống 5g, gạo nếp 100g. Tất cả thái nhỏ, nấu thành cháo cho thật nhừ, ăn làm 1 – 2 lần trong ngày. Dùng 2 – 3 ngày