Hãy cùng đọc câu chuyện cổ lưu truyền dưới dây
Triều đại nhà Minh, ở Giang Tô có một thư sinh tên là Trương Úy Nham. Anh ta là người học rộng, hiểu biết nhiều và rất giỏi về viết văn nên rất có danh tiếng ở địa phương.
Năm Giáp Ngọ, Trương Úy Nham tham gia thi trạng nguyên nhưng lại bị rớt, không có tên trên bảng vàng. Ngay trước bảng vàng, anh ta trách mắng quan chủ khảo rằng “có mắt không tròng” và không biết nhìn người tài giỏi.
Lúc này, có một vị Phật tử (người giúp việc trong nhà chùa) đi qua nghe thấy liền mỉm cười nói: “Vị thư sinh này, ta thấy văn chương của ngươi rất kém cỏi đấy!”
Trương Úy Nham ngay lập tức “giận cá chém thớt” mắng vị Phật tử: “Ngươi dựa vào cái gì mà cười ta? Ngươi đã đọc qua văn của ta chưa mà nói là không tốt?”
Vị Phật tử nói: “Ta nghe nói, viết văn điểm mấu chốt là ở tâm bình khí hòa. Hiện giờ, nghe ngươi trách mắng quan chủ khảo, ta thấy trong lòng ngươi vô cùng bất bình. Thế thì sao có thể viết văn hay được?”. Trương Úy Nham nghe xong cảm thấy rất có lý, liền thành tâm hướng đến vị Phật tử xin chỉ giáo.
Vị Phật tử nói: “Nếu như trong mệnh không có tên trong bảng vàng thì cho dù văn có hay đến thế nào đi nữa thì cũng không có gì trợ giúp được. Vấn đề căn bản nhất là phải cải biến bản thân mới được.”
Trương Úy Nham hỏi: “Làm thế nào để cải biến bản thân đây?”
Vị Phật tử nói: “Nếu như có thể thuận theo mệnh trời mà làm việc thiện, thì phúc báo sao có thể không đến đây?”
Trương Úy Nham thở dài nói: “Tôi chỉ là một thư sinh nghèo khổ, bần cùng thế này, làm gì có tiền mà làm việc thiện chứ?”
Vị Phật Tử chậm rãi trả lời: “Hành thiện tu đức, quan trọng là ở cái tâm, yêu cầu trong tâm luôn có thiện niệm. Thêm vào đó là phẩm hạnh khiêm tốn, cẩn thận, luôn có tâm giúp đỡ người khác. Động cơ của hành thiện phải thanh khiết, hết thảy phải tuân theo thiên mệnh mà hành. Những điều này không cần tiền cũng có thể làm được. Vì sao ngươi không tu tỉnh lại bản thân mình mà phải đi trách mắng giám khảo? Đây là khuyết điểm của ngươi!”
Trương Úy Nham nghe xong vừa cảm động vừa tỉnh ngộ rồi cảm tạ vị Phật tử và đi.
Từ đó về sau, Trương Úy Nham một lòng hướng thiện, nghiêm khắc yêu cầu mình tu thân, trở thành một người có nhân phẩm cao thượng. Anh ta trở về quê nhà dạy học, luôn nhắc nhở học trò rằng: “Chớ thấy điều ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.” Đồng thời, anh ta cũng khuyên bảo mọi người xung quanh phải hướng thiện nên được mọi người ca ngợi.
Ba năm sau, vào một đêm nọ, Trương Úy Nham mơ thấy bản thân mình bước vào một gian phòng cao và rộng lớn. Trong phòng có một cuốn danh sách, trên đó để rất nhiều khoảng trống chưa điền gì. Trương Úy Nham liền hỏi người canh giữ: “Đây là cái gì?“
Người này nói với Trương Úy Nham rằng: “Đây là danh sách những người trúng tuyển khóa thi năm nay. Nếu như trong ba năm nay mà người đó không mắc khuyết điểm thì tên của người đó mới được điền vào. Những hàng trống này, vốn là tên những người đỗ đạt nhưng mà vì có khuyết điểm nên đã bị xóa bỏ. Ba năm qua, ngươi tu thân hướng thiện nên sẽ có thể được điền tên trong này. Nếu như tương lai còn có thể kiên trì không ngừng hành thiện thì phúc đức là vô lượng. Hy vọng ngươi có thể tự biết quý trọng.”
Khóa thi năm đó, Trương Úy Nham quả nhiên trúng bảng vàng. Về sau, ông cũng làm một người quan tốt, hết lòng vì dân, hưởng cuộc đời bình yên hạnh phúc, con cháu hưng thịnh. Trương Úy Nham luôn nhắn nhủ mọi người: “Hành thiện chính là bí quyết để sửa mệnh.”
Ảnh minh họa |
Phật có dạy rằng, giúp ích người gọi là thiện, chỉ vì ích mình gọi là ác. Vì giúp ích người cho nên dù có đánh mắng cũng vẫn là thiện, trái lại chỉ vì ích mình nên dù có kính trọng người cũng vẫn là ác.
Vì vậy người làm thiện đem lại ích lợi cho người là công, mà công tức là chân, còn vì lợi mình ấy là tư, mà tư tức là giả.
Lại việc thiện tự lòng phát ra là chân, tập theo thói cũ là giả, không trước tướng mà làm chân, trước tướng mà làm giả…
Lại nữa làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa hành thiện mà không nghĩ đến một sự báo đáp nào cả là chân thiện, trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện, đó là những điều tự mình cần khảo sát kỹ lưỡng.
Phàm làm việc lành mà người ngoài biết được là dương thiện, làm việc lành mà người ngoài không biết được là âm đức. Âm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danh thơm. Nhưng danh thơm thường là điều đáng húy kỵ vì xưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh thành thử bị danh làm hại, lâm vào cảnh tai họa, ngược lại những người không tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúc con cháu họ được phát đạt.
Cái lẽ âm dương như thế, phải để tâm nhiều mới hiểu hết.
Có câu nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”, lời nói của con người không có chỗ nào là thần linh không biết rõ. Hết thảy tư tưởng, hành vi, thần linh đều giám sát hết, bởi vì hết thảy đều không nằm ngoài sự an bài của Thần.
Kỳ thực, con người vô luận là ở giai tầng nào, làm ngành nghề gì, sống ở hoàn cảnh nào đều có thể làm việc tốt, làm việc thiện. Bất kỳ thời điểm nào, đều nên bảo trì thiện niệm thì phúc báo mới có thể lâu dài, mới có được tương lai tươi sáng và tốt đẹp.
Giận nhau, tôi lỡ lên giường với bạn thân của vợ để rồi ân hận (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Vì giận vợ, vì một phút nông nổi không kiềm chế được mình, tôi đã gây ra tội không thể tha thứ… |
Tướng tay nghèo khó, tiêu tiền "như phá mả" bao nhiêu cũng hết (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Họ là những người không có duyên với tiền bạc hoặc làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu nên thường xuyên túng thiếu. |
Tái mặt khi nhìn thấy đôi gò bồng đào đầy vết cắn của vợ (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Tôi bật điện, vợ cuống cuồng kéo chăn lên nhưng vẫn đủ để tôi nhìn thấy vết bầm trên ngực cô ấy. |
Trên đời này thứ gì khó được nhất và câu trả lời của Đức Phật (Xi nhan) - (Phunutoday) - Lắng nghe cuộc trò chuyện của ba vị Tỳ kheo, Đức Phật đã đưa ra câu trả lời về điều khó có được nhất. |
Hiểu được điều này bạn sẽ thanh thản, đừng mang đá đặt trong tâm (Xi nhan) - (Phunutoday) - Tất thảy mọi phiền muộn trong cuộc đời đều do tâm ta quyết định, hãy suy nghĩ những điều này để luôn thanh thản. |
Nói lời thất đức ti tiện bao nhiêu, vận mệnh sẽ ti tiện bấy nhiêu (Xi nhan) - (Phunutoday) - Những lời nói ra gây khẩu nghiệp, nói càng thất đức bao nhiêu thì vận mệnh càng ti tiện bấy nhiêu. |