Làm gì để giúp trẻ ít nói trở nên tự tin?

19:21, Thứ năm 05/01/2012

( PHUNUTODAY ) - Các bậc làm cha mẹ không nên chủ quan khi thấy đứa con yêu của mình tỏ ra ít nói và lặng lẽ,

(Phunutoday)-Các bậc làm cha mẹ không nên chủ quan khi thấy đứa con yêu của mình tỏ ra ít nói và lặng lẽ, đặc biệt là khi phải tạm rời xa vòng tay bố mẹ để giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa hoặc những người xung quanh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giao tiếp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển về tư duy và tâm lý ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc làm cha mẹ không nên chủ quan khi thấy đứa con yêu của mình tỏ ra ít nói và lặng lẽ, đặc biệt là khi phải tạm rời xa vòng tay bố mẹ để giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa hoặc những người xung quanh, rất có thể đó là biểu hiện của chứng “lảnh tránh giao tiếp có chọn lọc”.

Đây là một chướng ngại tâm lý rất phổ biến ở trẻ em mà nếu được quan tâm và sớm khắc phục sẽ không để lại ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngược lại,nếu bị bỏ qua hoặc không nhận được sự quan tâm đúng mức, chứng lảng tránh giao tiếp có thể phát triển lên thành những căn bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, tự kỷ hoặc ám ảnh sợ xã hội…những căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ em trong xã hội hiện đại.

Nhà tâm lý học trẻ em Steven Kurtz, phụ trách chương trình giúp đỡ những trẻ em ít nói, đến từ Viện Trí tuệ Trẻ em, Úc, mới đây đã có những chia sẻ trên đài ABC về cách để các bậc cha mẹ có thể giúp con mình vượt qua chứng “ lảng tránh giao tiếp chọn lọc”. Theo tiến sĩ Kurtz,một trong những điều quan trọng nhất các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là chính sự bao bọc thái quá của cha mẹ là một trong những rào cản đối với sự giao tiếp của trẻ.

Dưới đây là các lời khuyên tiến sĩ Kurtz dành cho các bậc cha mẹ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ ít nói và nhút nhát:

1. Luôn chờ 5 giây trước khi lặp lại câu hỏi với trẻ, hỏi một câu hỏi mới, hoặc đưa ra gợi ý.

“ 5 giây này giúp trẻ nhận ra rằng sự bối rối, ngượng ngập không phải một điều gì nguy hại”, tiến sĩ Kurt giải thích, “ trẻ cần tự nhận ra rằng không việc gì phải sợ hãi khi ta bối rối trước những điều ta không biết hoặc không hiểu rõ. 5 giây này là kinh nghiệm quý báu cho đứa trẻ rằng chúng không cần đến một sự trợ giúp ngay lập tức từ bố mẹ để vượt qua sự e sợ, bối rối”.

2. Luôn dành sự khích lệ cho mọi câu trả lời

“ Sự khích lệ luôn có tác dụng tích cực đối với mọi cố gắng của trẻ nhỏ, đừng bỏ qua điều đó”. Tiến sĩ Kurtz cũng bổ sung: “ Ngay cả những câu hỏi đơn giản về thời tiết hay các sự vật trong nhà cũng là cơ hội tốt để bạn tỏ cho trẻ thấy rằng mọi câu trả lời của chúng đều sẽ nhận được phản ứng tích cực từ cha mẹ ”.

3. Đừng chỉnh sửa hoặc vội khẳng định, phủ định câu trả lời của trẻ khi chúng đang trả lời.

“ Bằng cách đó, bạn có thể cho trẻ thấy bố mẹ chúng biết rằng chúng đang nói, và quan tâm, tôn trọng việc đó, qua đó, trẻ sẽ hiểu cách giao tiếp bằng lời giữa chúng và mọi người xung

4. Đừng hỏi những câu hỏi dạng có hoặc không.

“ Nếu bạn thường xuyên hỏi những câu hỏi có hoặc không, trẻ sẽ nhanh chóng có thói quen vội vàng đồng ý hay từ chối hoặc đưa ra những biểu hiện thái độ trước khi suy nghĩ về câu hỏi lẫn câu trả lời”, tiến sĩ Kurtz cho biết, “ chỉ cần bạn thay đổi những câu hỏi này sang những câu hỏi mở hoặc những câu hỏi có nhiều lựa chọn, thì thời gian tư duy và giao tiếp của đứa trẻ dành cho mỗi câu hỏi có thể tăng từ 4 đến 5 lần”

  • Trần Thái Dương (Theo abcnews)
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc