Sau 6 tháng nghỉ sinh con, hầu hết các bà mẹ đều phải quay trở lại với công việc. Việc chăm con vào ban ngày đều phải giao phó lại cho bà nội, bà ngoại hoặc người giúp việc. Khó tránh khỏi việc phải vắt sữa vào buổi sáng rồi bảo quản trong tủ lạnh cho con bú sữa mẹ trong ngày. Nhiều bà mẹ vẫn còn lúng túng trong việc này.
Dụng cụ cần chuẩn bị trước khi bảo quản sữa mẹ
- Hai trong số những dụng cụ cần chuẩn bị và cũng là hai dụng cụ quan trọng nhất trước khi tiến hành bảo bảo sữa mẹ chính là bình hút sữa và bình chứa/ túi chứa sữa sau khi hút. Dù bạn quyết định chọn mua sản phẩm của hãng nào với kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu nào thì việc đảm bảo các dụng cụ vô trùng là điều cần được ưu tiên hàng đầu.
- Những dụng cụ vô trùng không chỉ tránh được việc vi khuẩn có hại xâm nhập vào sữa mà còn giúp lưu giữ, đảm bảo các chất dinh dưỡng trong sữa được giữ một cách trọn vẹn.
- Thông thường hiện nay, việc bảo quản sữa thường được ưu tiên đặt trong các bình được tạo thành từ chất liệu thủy tinh bởi nó sẽ giúp bảo quản các vi chất dinh dưỡng được tốt nhất.
- Nếu không tiện chuẩn bị các bình thủy tinh thì mẹ có thể sử dụng các bình bằng chất liệu nhựa cứng chất lượng cao hoặc túi nhựa có rãnh kéo.
Làm ấm sữa
Lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ, tạo ra các "hạt nóng" có thể gây bỏng con bạn. Do đó, không nên làm ấm sữa mẹ bằng lò vi sóng.
Nên đặt bình sữa vào chén nước ấm, hoặc dưới vòi nước ấm, và làm ấm đến nhiệt độ phòng. Trẻ sơ sinh có thể từ chối uống sữa mới lấy ra từ tủ lạnh, nhưng sữa này không có hại.
Có thể cho trẻ dùng lại lượng sữa mẹ còn thừa ở cữ trước hay không?
Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể cất vào tủ lạnh lượng sữa mẹ còn thừa mà trẻ chưa uống hết và cho uống tiếp vào cữ sữa kế tiếp. Nếu có vấn đề gì nghi ngờ, tốt nhất bạn nên bỏ lượng sữa thừa này đi. Sau khi làm tan sữa đông lạnh bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm, bạn có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa, nhưng không nên làm đông đá lần thứ hai.
Cách bảo quản sữa mẹ vắt ra bằng túi làm lạnh
Sau khi sinh một thời gian thì các mẹ phải quay trở lại làm việc nên muốn tìm cách bảo quản sữa để cho bé được bú sữa mẹ đầy đủ và mẹ cũng không bị tức sữa vì sữa lra nhiều. Một số mẹ đã chọn mua túi làm lạnh để bảo quản sữa nhưng việc sử dụng chưa đúng cách khiến sữa không được đảm bảo an toàn.
Trong túi làm lạnh sữa gồm bình sữa PP và 2 túi đá khô có nano diệt khuẩn Unimom. Túi được làm bằng sợi nylon với chất cách nhiêt bằng bạc lót bên trong. Đá khô giúp cho sữa lâu bị giã đông và làm lạnh sữa sau khi giã đông trong 8h đồng hồ kéo dài thời gian bảo quản sữa mẹ. Trên mặt túi đá khô có tích hợp nano bạc diệt khuẩn giúp cho sữa luôn trong môi trường sạch sẽ an toàn. Đặc biệt đá khô có thể tái sử dụng.
Lỗi khiến sữa không đảm bảo ở đây 1 phần do các mẹ bảo quản sữa quá lâu ( quá 8h trong túi làm lạnh). Quan trọng hơn là bạn phải làm sạch và tiệt trùng bình sữa trước khi cho sữa vào bảo quản đây là nguyên nhân chính khiến sữa không còn được an toàn.
Sữa mẹ đổi màu, mùi có đáng lo?
Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh có mùi tanh, mùi kim loại, thậm chí là mùi xà phòng hoặc mùi mỡ. Nhiều mẹ thấy mùi lạ đã nhanh chóng đổ bỏ phần sữa này đi. Thật ra, sữa có mùi là do tác động của enzyme lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống vì mùi lạ. Mẹ có thể tham khảo cách khắc phục sữa có mùi sau đây:
Sữa mẹ mới vắt ra có thể hâm nóng đến 72 độ C trong vòng 2 phút để ngăn chặn sự hoạt động của enzyme lipase.
Sau đó, đổ sữa vào túi hay bình thuỷ tinh rồi cất vào ngăn mát khi sữa còn nóng để bảo quản như hướng dẫn ở trên. Các chuyên gia sữa mẹ cho biết, cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc mất đi. Vì vậy chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh theo cách này nếu bé không chịu dùng sữa trữ lạnh tự nhiên.
Các bước vắt sữa bằng tay
- Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.
- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.
- Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.
- Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.
Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.
Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.