Mâm cỗ cúng chuẩn nhất cho ngày mồng 1 Tết Mậu Tuất

( PHUNUTODAY ) - Ngoài những mâm cỗ cúng được chuẩn bị công phu trong ngày 30 thì đến ngày mùng 1 tết nên chuẩn bị mâm cỗ cúng ra sao cho hợp lý nhất?

Mâm cỗ cúng mồng Một Tết luôn được các gia đình xem trọng và sửa soạn kỹ càng. Vậy Mâm cỗ cúng mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 có những món gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, mâm cỗ cúng mồng Một Tết nên có các món sau: Mâm ngũ quả, hương, hoa, trà, vàng mã, đèn, nến, rượu trắng, bánh trưng hoặc bánh tét tùy vào phong tục của từng vùng miền.

Gợi ý mâm cỗ cúng chuẩn nhất cho ngày mồng 1 tết

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Ông Ích Khiêm - Ba Đình - Hà Nội), ban thờ là nơi để thờ tự, tôn nghiêm nhất trong gia đình, vì vậy, không nên lấy các đồ dùng đang sử dụng trong gia đình dùng để đồ cúng lễ. Đối với những đồ dùng để làm lễ trên ban thờ thì nên phải là đồ chỉ dành cho việc thờ cúng và không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.

Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm

26.mam-co-cung-cho-ngay-mung-1-tet-phunutoday.vn
 

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông.

Thông thường, gà sẽ được làm từ chiều 30 Tết vì người ta kiêng sát sinh vào ngày đầu năm mới. Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lấy vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Cần lưu ý khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt ba ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng.

Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...

Ông Hùng cũng nói thêm, trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, chỉ khi nào làm lễ trước bữa ăn thì nên thắp hương. Nhiều người quan niệm thắp hương liên tục trong 3 ngày lễ là không đúng, và mỗi lần thắp cũng chỉ thắp 1 nén ở mỗi bát hương là đủ.

Chuẩn vị mâm cỗ cúng mồng Một Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 cần kiêng gì?

- Gà là món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ngày mồng Một Tết, tuy nhiên người Việt kiêng sát sinh ngày đầu năm vì thế nên làm gà từ chiều ngày 30 Tết. Sau khi mâm cỗ cúng mồng Một Tết được chuẩn bị tươm tất thì chủ nhà bưng mâm cỗ lên ban thờ và lần lượt con cháu trong nhà đến lậy vái để bày tỏ tấm lòng thành với bậc gia tiên. Khi hương tàn thì chủ nhà thực hiện lễ tạ rồi hạ cỗ để các con cháu thụ lộc.

- Riêng với người Hà Nội xưa, mâm cỗ cúng mồng Một Tết thường có bốn bát sáu đĩa, nếu nhà khá giả hơn thì tám bát tám đĩa. Trong đó các món cụ thể trên mâm là: Một bát bóng nấu với xu hào, cà rốt từ nước luộc gà. Bát canh mực thả, miến nấu lòng gà, măng khô ninh xương heo, gà luộc, hạnh nhân xào, giò xào, giò lụa, xôi gấc và nộm.

Ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày mồng Một Tết Mậu Tuất 2018 gia chủ cần chú ý điều gì?

- Bên canh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày mồng Một Tết, gia chủ cần chú ý chuẩn bị thêm tiền bạc, vàng mã và đốt nhang trong suốt 3 ngày Tết cho đến lễ Tạ tức lễ hóa vàng ngày mồng bốn hoặc mồng năm Tết.

- Gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày mồng Một Tết còn các ngày còn lại chỉ cần cúng bánh chưng, giờ hay một số loại mứt kẹo khác. Ba ngày Tết hãy luôn thắp hương và thắp nến/đèn liên tục. Hương hoa thơm ngát sẽ mang đến không khí tết thêm đầm ấm, sum vầy.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link