Con cái)- Tại sao những bà mẹ lại thường phải vất vả tự tay chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà thế? Và những lời khuyên trong việc làm thức ăn cho trẻ tại nhà như thế nào?
[links()]
Tại sao cần chuẩn bị thức ăn cho trẻ tại nhà?
Khi bé chào đời là những thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người phụ nữ bao giờ cũng quan tâm về nguồn nước uống trong nhà. Họ phải đun sôi nước trước khi uống, phải rửa tay nhiều lần khi sơ chế và chế biến thực phẩm cho bé.
Tất cả vì một thành viên đặc biệt nhất trong gia đình, họ không muốn bé bị tổn thương trong những năm đầu đời. Vì vậy, họ đã luôn chăm chỉ chế biến thức ăn tại nhà để có thể bảo vệ bé khỏi một số mối nguy hiểm sức khỏe không mong muốn.
Chăm chỉ chế biến thức ăn tại nhà để có thể bảo vệ bé khỏi một số mối nguy hiểm sức khỏe không mong muốn. |
* Khi chế biến thức ăn tại nhà, bạn có thể biết chính xác những gì là tốt nhất cho bé và có thể nấu những món ăn phù hợp với sở thích của bé. Điều này có nghĩa rằng, bạn có thể tránh xa tất cả mọi thực phẩm gây phản ứng không tốt hoặc thực phẩm gây dị ứng với bé.
* Bạn sẽ giữ được bé khỏi những chất độn hay chất bảo quản thực phẩm độc hại đang hiện diện trong những thực phẩm có sẵn trên thị trường. Do đó, bạn có thể bảo vệ bé khỏi những mối nguy hiểm cho sức khỏe sau này.
* Bạn có thể sử dụng các loại trái cây và rau xanh theo nhiều lựa chọn có lợi khác nhau. Ngay cả khi bạn không có nhiều lựa chọn thì ít nhất bạn sẽ chọn được những loại rau quả tươi mới nhất và có thể làm sạch chúng cẩn thận.
Khi chế biến thức ăn tại nhà, bạn có thể biết chính xác những gì là tốt nhất cho bé và có thể nấu những món ăn phù hợp với sở thích của bé. |
* Tất cả các thiết bị gia dụng mà bạn sử dụng phải được tiệt trùng kỹ càng để hạn chế tối đa số lượng vi khuẩn gây hại.
Lời khuyên cho việc chế biến thực phẩm cho bé ở nhà
* Trước khi bạn bắt đầu quá trình nấu ăn, hãy chắc chắn rằng tất cả các xó xỉnh và góc tối tăm nhất của nhà bếp phải sạch sẽ. Khử trùng tất cả các đồ dùng bạn sẽ sử dụng để sơ chế và chế biến thực phẩm cho bé. Cuối cùng bạn phải rửa tay đúng cách bằng việc sử dụng xà phòng và nước ấm. Ngoài ra, nên buộc tóc của bạn lên cao và gọn gàng để để tránh bất kỳ sợi tóc nào rơi xuống trong khu vực nhà bếp.
* Theo quy định, không bao giờ cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn củ cải đường, cà rốt, rau bina... trong bất kỳ hình thức nào. Điều này là do những rau này giàu nitrat có thể gây ra một dị ứng lạ ở trẻ dưới độ tuổi đó.
Trước khi bạn bắt đầu quá trình nấu ăn, hãy chắc chắn rằng tất cả các xó xỉnh và góc tối tăm nhất của nhà bếp phải sạch sẽ. |
* Không được mua trái cây đóng hộp, rau, thức ăn hay những sản phẩm đóng hộp khác. Làm sạch rau quả tươi ít nhất trong 15-30 phút dưới vòi nước. Sau đó, bạn có thể khử rau quả sạch sẽ và chắc chắn rằng đã loại bỏ tất cả các hạt, thân cây cũng như gọt vỏ đúng cách trước khi cho bé ăn. Thậm chí nếu bạn mua cho bé các thực phẩm hữu cơ phải rửa kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
* Bạn nên tránh cho bé ăn những động vật có vảy, vây như cá tuyết, cá bơn, cá hồi hoặc nếu cho ăn thì phải lọc sạch và gỡ bỏ xương sụn, da và thậm chí cả xương nhỏ li ti trong cá. Đối với thịt, chất béo trong các mô mỡ phải được hoàn toàn cắt bớt đi. Trứng thì phải luôn chọn mua trứng tươi.
* Sử dụng mật ong cho bé ăn là một ý tưởng vô cùng xấu. Điều này là do vi khuẩn sản xuất độc tố rất mạnh. Clostridium botulinum là vi khuẩn thường thấy trong các bào tử nhất định của mật ong. Nó không chỉ gây ra ngộ độc thực phẩm mà còn tấn công hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi. Hơn nữa bé có sức đề kháng yếu ớt, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
* Không bao giờ mua sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng vì như vậy bạn sẽ tạo cơ hội cho một số vi khuẩn tấn công bé một cách công khai.
Không bao giờ mua sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng vì như vậy bạn sẽ tạo cơ hội cho một số vi khuẩn tấn công bé một cách công khai. |
* Tránh cho bé ăn thức ăn và thực phẩm thừa trong tủ lạnh. Luôn luôn cho bé ăn những thực phẩm tươi ngay lập tức. Trong trường hợp bạn có một thực phẩm nào đó để lưu trữ trong tủ đông lạnh để sử dụng sau đó thì nên chắc chắn rằng thực phẩm đó mới được lưu trữ trong 1 ngày.
* Không được cho bé ăn thực phẩm khi chưa nấu chín hoặc chỉ được nấu chín một phần thức ăn. Mọi thứ bé ăn phải được nấu chín hoàn toàn.
* Không sử dụng muối, tiêu, đường, gia vị khác nhau. Sử dụng dầu, bơ trong thức ăn của bé càng nhiều càng tốt.
Hải Hà