1. Nước lạnh
Ngay khi bị bỏng, dùng nước lạnh để rửa sạch vết bỏng, sau đó ngâm chỗ bỏng vào nước lạnh khoảng 15 phút. Nếu vết bỏng không thể ngâm, dùng miếng gạc thấm nước lạnh đắp lên vết bỏng. Có thể lặp lại sau vài giờ để giảm đau rát. Không nên dùng nước đá vì đá cản trở máu lưu thông, gây ra tổn thương cho lớp biểu bì dễ gãy. Cũng có thể dùng sữa tươi nguyên kem lạnh thay thế cho nước.
2. Nha đam
Nha đam giúp giảm đau, làm se mặt và giúp vết thương mau lành, dùng trị bỏng rất hiệu quả. Trước tiên, rửa sạch vết bỏng bằng nước lạnh hoặc giấm. Sau đó cắt vài miếng nha đam, lấy dịch nhờn trong lá đắp lên chỗ bỏng. Nếu không có sẵn lá nha đam tươi, hãy thoa kem có chứa nha đam cũng được.
3. Khoai tây
Khoai tây cũng giúp chữa các vết bỏng nhẹ nhờ đặc tính kháng đau rát và làm dịu vết thương. Chỉ cần cắt một lát khoai tây và chà nhẹ lên vết bỏng, để nước trong khoai tiết ra thấm đều chỗ bỏng. Nên đắp khoai vào vết bỏng càng sớm càng tốt để làm giảm khả năng da bị phồng rộp.
4. Mật ong
Mật ong giúp khử trùng vết thương và chữa bỏng rất hiệu quả. Thấm mật ong vào miếng băng gạc và đắp trực tiếp lên vết bỏng. Mỗi ngày thay băng khoảng ba đến bốn lần.
5. Lòng trắng trứng
Sau khi bị bỏng, dùng nước lạnh ngâm rửa vết thương cho sạch và giảm sức nóng. Sau đó lấy riêng lòng trắng trứng gà hoặc vịt, cho vào chậu và khuấy tan rồi ngâm chỗ bỏng vào. Nếu chỗ bỏng không ngâm được, dùng miếng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên chỗ bỏng sẽ giúp giảm đau rát và hạn chế da bị phồng rộp. Mỗi ngày làm ít nhất bốn lần.
6. Túi lọc trà đen
Chất tanin trong trà đen có tác dụng làm dịu sức nóng của vết bỏng và làm giảm đau rát. Cho ba túi lọc trà đen vào ly nước lạnh khoảng vài phút rồi dùng túi trà chà nhẹ lên chỗ bỏng. Cũng có thể đắp túi trà lạnh trực tiếp lên chỗ bỏng và dùng băng gạc quấn lại để giữ túi trà cố định.
7. Giấm
Hòa giấm và nước với lượng bằng nhau rồi rửa sạch vết bỏng. Sau đó dùng miếng vải mềm thấm dung dịch trên bao chỗ bỏng lại. Khoảng hai, ba giờ thay vải mới một lần. Giấm có tính khử trùng và làm se mặt, giúp vết thương không bị nhiễm trùng.
8. Hành tây
Cắt một lát hành tây tươi và vắt nước lên chỗ bỏng. Sau khi cắt phải dùng ngay, nếu để lâu hành tây sẽ mất đi chất làm giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp. Có thể làm vài lần trong ngày.
9. Tinh dầu oải hương
Dùng tinh dầu oải hương thoa trực tiếp lên chỗ bỏng mỗi ngày vài lần. Tinh dầu oải hương giúp khử trùng và giảm đau rát. Cũng có thể đổ tinh dầu vào băng gạc sạch rồi băng lại. Thay băng hai, ba giờ một lần.
10. Nghệ
Dùng nghệ già giã nát, đem nấu với dầu phộng hoặc dầu mè, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội đem đổ vào lọ để dành dùng dần. Khi bị bỏng dùng tăm bông sạch thấm vào hỗn hợp nghệ rồi thoa lên chỗ bỏng. Vết bỏng sẽ giảm đau rát và không để lại vết sẹo.
11. Dầu dừa và nước chanh
Dầu dừa giàu vitamin E và axít béo có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn. Nước chanh có tính axít giúp làm mờ vết bỏng. Để chữa vết bỏng nước sôi, trộn đều một ít dầu dừa và vài giọt nước chanh rồi thoa lên chỗ bỏng để giảm đau rát.
12. Lá bỏng
Rửa sạch lá bỏng, rồi đem giã nát đắp lên chỗ vết thương. Lá bỏng có tác dụng làm dịu mát vết thương, khiến chỗ bị bỏng không còn đau rát và không mưng lên bọng nước. Vết bỏng sẽ rất nhanh lên da non và khỏi hoàn toàn.