Mới 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ nhiều người mắc mà không ngờ

13:41, Thứ ba 03/10/2017

( PHUNUTODAY ) - Mới 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ nhiều người mắc mà không ngờ - đừng tự tay hại con hãy dành ngay 1 phút để đọc.

nuoi-con

 

Mới 2 tuổi đã loét dạ dày vì thói quen chăm con bảo thủ của cha mẹ

Theo đó, chị X (giấu tên) một lần nhận thấy con gái 2 tuổi biểu hiện khác thường, người mệt mỏi, không chịu ăn uống dù dỗ dành thế nào. Đến nửa đêm, bé nôn mửa ra thứ lạ có màu nâu đậm. Gia đình vội vàng đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện xong, bác sĩ chuẩn đoán có thể bé gái đã bị xuất huyết dạ dày. Chị X vô cùng ngạc nhiên hỏi lại "sao cháu bé thế mà đã bị viêm loét dạ dày được" và khẳng định mình không hề cho con ăn gì khác lạ.

Sau khi nội soi, bác sĩ kết luận: đứa trẻ đã bị loét dạ dày và hỏi tình hình sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của bé. Nghe xong, câu trả lời của bác sĩ khiến cả gia đình giật mình.

Qua kiểm tra cho thấy mẹ đã bị nhiễm vi khuẩn HP, vi khuẩn này đối với người lớn thì không sao nhưng đối với trẻ nhỏ thì lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi sức đề kháng của trẻ rất kém, dạ dày khá mỏng. Việc người mẹ mớm đồ ăn, ăn chung thìa, đũa, cốc... với con đã khiến vi khuẩn HP lây lan.

Về nguyên nhân lây nhiễm, PGS.TS Nguyễn Thúy Oanh – chuyên gia tiêu hóa tại 1 Bệnh viện uy tín cho biết, miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Sự tái nhiễm và lây lan vi khuẩn HP chủ yếu qua sinh hoạt ăn uống, thói quen chung đụng trong gia đình và cả trong cộng đồng.

be-2-tuoi-da-loet-da-day

 

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

1. Căng thẳng thần kinh (stress)

Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng, sau khi hết căng thẳng các triệu chứng sẽ giảm. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính.

2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)

Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây truyền từ người này sang người kia do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt.

3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra còn làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.

4. Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid

Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc