Xã hội ngày nay nhiều ông bà bố mẹ thường chẳng muốn khen ngợi con cái, thay vào đó thì họ dùng sự chê bai, so sánh con mình với con nhà người ta. Với niềm hi vọng chúng sẽ nhìn vào đó mà cố gắng.
Thế nhưng đây chính là kiểu so sánh đả kích, khiến con cái cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
Trong giai đoạn này con trẻ mong mỏi được người khác đánh giá cao. Nếu chỉ nhận về những sự đả kích thì chúng sẽ tự ti và khóa mình lại. Bởi thế mà trong giáo dục gia đình, những lời nói tử tế là không thể thiếu.
Lời nói tử tế là thói quen nên có nhất trong hôn nhân
Tổ tiên từ xa xưa vẫn luôn quan niệm: Bí quyết để giữ gìn mối quan hệ hôn nhân tốt nhất chính là đôi bên cùng yêu thương nhau đối đãi với nhau như khách quý, chính là vợ chồng tương kính như tân.
Có nhiều người nghĩ rằng giữa vợ chồng với nhau, trước khi nói ra còn phải nghĩ, vậy thì rất mệt mỏi.
Vợ chồng nói chuyện với nhau khách khí không có nghĩa là xem nhau là người ngoài mà biết tôn trọng lẫn nhau.
Nhưng những gia đình bất hạnh ngày nay thì chỉ có những mâu thuẫn, cãi vã, nguyên nhân cũng bởi không biết lựa lời mà nói năng. Nhiều cặp vợ chồng ở với nhau lâu, sự nhẫn nại cũng chẳng còn, nên mặc dù xuất phát từ ý tốt nhưng lúc nói chuyện lại không quan tâm đến cảm xúc của đối phương, lời nói ra đến miệng liền biến thành chỉ trích, oán giận, lâu dần, cuộc sống gia đình sẽ xuất hiện rạn nứt và nguy cơ đổ vỡ.
Khi không lựa lời mà nói cho nhau nghe thì chắc chắn mọi thứ sẽ phá vỡ hạnh phúc vợ chồng. Trong hôn nhân cả hai vợ chồng đều hiểu nhà là mái ấm yêu thương, là chốn trở về bình yên mà mỗi thành viên cần bao dung cho nhau.
Lời nói tử tế là biểu hiện của lòng hiếu thảo mà con cái dành cho cha mẹ
Chúng ta vẫn thường cho rằng chỉ cần phụng dưỡng đầy đủ cho cha mẹ, cho cha mẹ ăn ngon mặc đẹp thế là hiếu thuận. Nhưng thực tế thì lời nói tử tế mà chúng ta dành cho bố mẹ, đứng ở vị trí bố mẹ mà suy xét, thấu hiểu và cảm thông.
Những lời nói làm tổn thương người khác dù vô tình hãy hữu ý đều chỉ là một dạng bạo lực về ngôn ngữ và nó sẽ gây ra những tổn thương cực kỳ đáng sợ.