Càng thiếu thức ăn vào bụng, càng bớt đi bệnh tật
Người xưa nói rằng: Những thứ có thể chữa lành nhất trên thế giới là thức ăn và lời nói.
Quả thực thì không thể phủ nhận rằng đồ ăn ngon sẽ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui cũng như sự thích thú. Thế nhưng việc ăn quá nhiều sẽ khiến cho bộ não hoạt động trì truệ. Từ đó kéo theo những tiềm ẩn về sức khỏe.
Cuộc sống này nên bớt ăn thịt, những món chiên dầu mỡ, thay vào đó là nên ăn nhiều rau củ, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao. Tổ tiên đã có những cảnh báo cho con cháu là nếu ăn thịt vào buổi tối thì cực kỳ hại cơ thể.
Càng thiếu đi lời nói cửa miệng, càng bớt chuốc họa vào thân
Khi những lời nói không phải là công cụ sưởi ấm trái tim con người, nó có thể trở thành thứ làm tổn thương người khác. Một người thích thể hiện khả năng miệng lưỡi của bản thân chỉ khiến chính mình tự khổ sở với những sân si mà thôi. Nói càng nhiều, càng dễ tổn thương, cuối cùng người chịu thiệt là mình.
Đời người, khôn ngoan là phải biết quản lý cái miệng của mình. Cuộc sống là một bán kết quả của các lời nói và hành động. Miệng của bạn trở thành phước lành của bạn.
Người xưa dạy: Trước khi nói thì phải uốn lưỡi 7 lần. Suy nghĩ thật kỹ trước khi mở miệng, thà nói ít hơn nói nhiều. Thà im lặng hơn là nói xằng. Họa từ miệng mà ra, có thể nó ít bao nhiêu thì sẽ bơt đi những điều tai tiếng bấy nhiều.
Càng thiếu đi ham muốn, muộn phiền tự nhiên cũng càng ít đi
Ham muốn được xem là động lực để chúng ta tiến về phía trước, nhưng nếu chúng ta quá sa đà vào nó thì chính là nguồn gốc của đau khổ.
Những thứ vốn dĩ không thuộc về mình thì nó như ảo ảnh, có thể biến mất trong nháy mắt. Khi lòng tham vượt quá giới hạn, con người sẽ đánh mất lý trí, không những không đạt được điều mình muốn mà còn đánh mất tất cả những gì mình đang có.
Ham muốn chính là bản năng của con người, nhưng điều làm nên sự khác biệt giữa người với người là khả năng kiểm soát ham muốn.
Một cuộc sống đầy sự cám dỗ như này thì chúng ta nên làm là giảm bớt đi ham muốn của mình.