Muốn nhanh hồi phục nhanh sau sinh mổ, mẹ nhất thiết phải ghi nhớ 5 nguyên tắc sau

( PHUNUTODAY ) - Để sau sinh mổ không còn nhiều đau đớn và nhanh chóng hồi phục các mẹ hãy theo dõi và làm theo những điều dưới đây nhé.

Phương pháp sinh mổ không những có tác động đến sức khỏe mà còn có thể gây ra một số ảnh hưởng tâm lý nhất định đến mỗi sản phụ. Đặc biệt đối với những sản phụ ngay từ đầu đã muốn sinh thường, nhưng sau đó bác sĩ chỉ định phải sinh mổ. Việc đó có thể gây một sự chấn động tâm lý như cảm giác buồn chán hay thất vọng sau khi sinh con. Ngay cả bà mẹ lựa chọn sinh mổ từ trước cũng có thể có cảm giác tương tự.

1000sqinstagram1-mom-3-birth-stories-15323145684541998259652

Nghỉ ngơi đầy đủ và ăn uống tẩm bổ sau phẫu thuật rất quan trọng. Đặc biệt sản phụ sinh mổ cần có nhiều hỗ trợ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều vấn đề như cho con bú mẹ, thiếu ngủ hay sự rối loạn nội tiết trong cơ thể luôn là một thử thách lớn đối với ngay cả những người phụ nữ khỏe mạnh và cứng rắn nhất.

Một giờ sau ca mổ: Nằm yên tĩnh

Ngay sau khi mổ, bạn sẽ được chuyển tới khu vực hậu phẫu thuật để theo dõi tránh chảy máu (từ âm đạo và vết mổ), ổn định huyết áp, nhiệt độ và truyền sắt tĩnh mạch. Tại thời điểm này, có thể bạn sẽ không cảm thấy gì nhiều ở phần dưới do tác dụng của thuốc gây tê hoặc thấy một chút run rẩy, choáng váng do morphine gây ra khi đang được truyền sắt tĩnh mạch.

Sản phụ cũng có thể cảm giác buồn nôn trong vòng 48 giờ sau sinh mổ. Hoặc cũng có thể thấy ngứa râm ran toàn thân, đặc biệt khi thuốc mê vẫn còn nằm trong xương sống. Hãy nhờ các y sĩ để kê các đơn thuốc phù hợp giảm bớt sự khó chịu.

Khi di chuyển sau sinh mổ, hãy lưu ý

luu-y-khi-sinh-mo-3-15468708914682088230906

Luôn nhờ chồng hoặc y tá giúp đỡGiữ cố định vết mổ bằng cách ôm nhẹ một cái gối trên vết mổ.Tránh gập người về phía trước. Nên đứng thẳng và đừng nhìn xuống dưới.Bám vào những đồ vật như cái ghế hay thành cửa sổ.Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, bạn sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng nơi vết mổ. Các y tá cũng theo dõi chặt chẽ lượng nước bạn uống, hoạt động của bàng quang hay hệ tiêu hóa. Cứ mỗi vài giờ y tá sẽ kiểm tra các biểu hiện bên ngoài, bụng và âm đạo. Những ngày đầu sau sinh, bạn sẽ thấy ra dịch màu đỏ nhạt. Đây là hiện tượng bình thường vì đó là máu và các mô từ thành tử cung.

Vết mổ sẽ tê, hơi đau, sưng, và hơi thâm hơn vùng da xung quanh. Y sĩ sẽ kiểm tra vết mổ thường xuyên để đảm bảo không có biến chứng. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ, chẳng hạn như dùng tay hoặc gối đặt nhẹ lên vết mổ mỗi khi bạn ho, hắt hơi hay cười. Bạn sẽ được chỉ dẫn cách ho hay hít thở để mở rộng phổi và làm sạch bất kỳ chất lỏng nào đọng lại, đặc biệt khi bạn sử dụng phương pháp gây mê toàn thân. Nếu chất lỏng còn đọng lại trong phổi có thể dẫn đến viêm phổi.

Thường 12 tiếng sau sinh mổ, khi dây truyền tĩnh mạch đã được tháo ra thì bạn có thể bắt đầu ăn uống trở lại. Tuy vậy, bạn vẫn bị đầy hơi do hệ tiêu hóa giờ đây hoạt động có phần chậm lại. Cố gắng đứng dậy và đi dạo quanh phòng sẽ làm giảm hiện tượng này.

Tránh các công việc nặng và chăm sóc vết mổ đúng cách

Thời gian này không nâng bất cứ thứ gì nặng hơn trọng lượng của em bé và tránh quan hệ tình dục, tránh dùng băng vệ sinh và thụt rửa cho đến khi kiểm tra xong sáu tuần sau mổ. Đại học Sản và Phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các mẹ không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo trong vài tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng, các công việc khác cũng nên tránh bao gồm: lái xe và leo cầu thang.

tat-tan-tat-cac-cach-phuc-hoi-cho-me-sau-khi-de-mo-c-section-scar-1518151588-599-width799height459

Hãy hỏi bác sỹ hoặc hộ lý về cách chăm sóc cho vết mổ của bạn. Thông thường là sau 1 ngày, vết mổ đã hơi lành lại, bạn cần vệ sinh với nước và xà phòng; và thay vì lúc nào cũng băng kín lại, hãy tháo băng ra cho thoáng và khô vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Hãy chuyển các nhu yếu phẩm cần thiết xuống tầng dưới nếu bạn ở nhà nhiều tầng và hãy đảm bảo rằng bạn chỉ leo lên, leo xuống cầu thang khi thực sự cần thiết.

Có chế độ ăn chống viêm và nhiều chất xơ

Nếu vùng quanh vết mổ có cảm giác như bị viêm, thì chế độ ăn kháng viêm có thể giúp làm giảm sưng. Những loại thức ăn có công dụng này bao gồm các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá béo như cá hồi, các loại hạt… Do đường và chất béo bão hòa có thể làm tình trạng viêm tấy càng thêm nặng nên hãy tránh ăn, cũng như tránh sử dụng hành, tỏi, trứng.

Nghệ cũng có thể giúp vết thương của bạn lành nhanh hơn, bởi trong đó có chứa sắc tố vàng gọi là curcumin đã được khoa học chứng minh là có tác dụng kháng viêm. Các nghiên cứu còn cho thấy nghệ có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật.

giup-me-nhanh-phuc-hoi-sau-sinh-mo5

Việc phải cố sức rặn khi đi vệ sinh quả thật không phải là ý tưởng hay lúc này đâu, vì sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương đang cần lành. Vậy nên hãy ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, những loại thực phẩm nhiều protein và nhiều nước cũng sẽ giúp vết thương dễ lành hơn.

Tập vận động nhẹ nhàng

Dĩ nhiên cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.

luu-y-khi-sinh-mo-4-1546869944773466714301

Lúc này cũng phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link