Mẹ bầu bị ngứa, nổi mề đay toàn thân phải làm sao?

( PHUNUTODAY ) - Mề đay là một bệnh ngoài da, triệu chứng dễ nhận thấy là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi cao trên mặt da, từng đám mụn tập trung hoặc rải rác, không đều...

Khi mang thai ở giai đoạn thứ 2 thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng ngứa khắp cơ thể đơn giản vì tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Ngứa nặng nhất xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hông, đùi, nghĩa là những nơi tăng kích thước nhiều nhất trong quá trình mang thai. Nếu ngứa như vậy thì mẹ bầu sẽ không phải lo lắng nhưng vì một lý do khác như mẩn ngứa và nổi mề đay thì mẹ bầu nên cẩn trọng. Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ngáy khó chịu.

9-noimeday_10532674

Theo BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận (Đại học Y Dược Tp. HCM) nguyên nhân gây mày đay ở phụ nữ mang thai là do những thay đổi nội tiết gây ra trong thai kỳ ảnh hưởng phần nào đáng kể trên da. Sự thay đổi nội tiết này có thể làm tăng nồng độ estrogen, progesterone hiện diện trong huyết tương và nhiều loại androgen.

Trong số các nguyên nhân gây nổi mề đay của bà bầu phải kể đến những nguyên nhân phổ biến như sau:

Do thực phẩm: đồ ăn, thức uống, gia vị thường gây dị ứng như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho mát… cũng là thực phẩm không hợp khẩu vị với một số người. Nhóm thực vật có dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi.

Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính.

Môi trường: Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng.

Các chất phụ gia: có thể là chất tự nhiên như các loại men, giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.

Thuốc men: các loại thuốc như: Penicilline, Aspirine, Sulfamides, các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc tránh thai… Ngoài ra còn có các yếu tố cảm xúc, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi mề đay.

Điều trị bệnh mề đay cho phụ nữ mang thai

Theo BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận nguyên tắc điều trị bệnh mày đay nói chung và trị bệnh mày đay cho phụ nữ mang thai nói riêng chủ yếu là điều trị triệu chứng.Rất nhiều trường hợp phát ban sẽ biến mất nhanh chóng trong vài ngày sau khi sinh. Và khoảng 15-20% số phụ nữ, triệu chứng tồn tại dai dẳng từ 2-4 tuần sau khi sinh mà không cần dùng thuốc.

visaolaibinoimedaysausinhbiquyetchuanoimedaydanhchocacme2_20181015140824

Một số trường hợp có thể dùng thuốc kháng histamine uống và các thuốc làm dịu da để giảm triệu chứng, tuy nhiên, đa phần phải cần dùng đến kem hoặc thuốc mỡ steroid tại chỗ.

Thuốc Steroid uống được dùng khi các phương pháp trên không cải thiện được triệu chứng ngứa nặng.

Một số phương pháp, mẹo giúp bà bầu giảm mề đay, mẩn ngứa-

-Thường xuyên tắm gội, lưu ý tắm với nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh và không ngâm mình trong nước quá lâu. Ngâm mình lâu trong nước nóng sẽ khiến da bị khô, càng thêm ngứa ngáy.

- Có thể sử dụng một số sửa tắm, kem dưỡng ẩm dành riêng cho mẹ bầu, có độ pH thích hợp. Những sữa tắm hay kem dưỡng ẩm có thể làm da bạn bị khô, bong tróc, ngứa ngáy. Bột yến mạch được khuyến khích cho mẹ bầu thỉnh thoảng sử dụng sẽ cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa rất tốt.

- Mẹ bầu có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên làm nước tắm như lá khế, lá tía tô, kinh giới hay lá chè xanh,… vừa có tính kháng viêm, vừa loại bỏ ngứa ngáy, giúp da mềm mại hơn.

- Vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với vùng âm đạo. Nhưng lưu ý sử dụng với lượng vừa phải, lạm dụng quá cũng gây nguy hiểm cho khu vực này.- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mềm mại, có tính hút khí sẽ giúp giảm đổ mồ hôi, giảm thiểu ngứa ngáy.

- Tránh ở ngoài nắng nhiều giờ liền, ra nắng phải mang khẩu trang, kính râm. Ngày lạnh phải giữ ấm cơ thể.

- Vệ sinh các bụi rậm, cỏ dại xung quanh nhà, những lu, chum, vại cũng cần vệ sinh, không để tù động nước. Điều này giúp loại bỏ côn trùng có thể tấn công bạn bất cứ khi nào.

- Nhà cửa, bếp núc phải được vệ sinh sạch sẽ vì mạt bụi cũng có thể gây nổi mẩn ngứa. Vệ sinh chăn gối cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công.

1_idxj

- Tránh sử dụng các xà phòng, chất tẩy rửa có tính chất mạnh. Những thứ này sẽ gây ngứa ngáy hơn, khiến da khô, bong tróc. Nếu phải tiếp xúc, bạn cần mang găng tay bảo vệ da.

- Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm. Thay vào đó nên dùng các loại kem dưỡng ẩm và làm mềm da được kiểm định chất lượng.

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E như dầu gan cá, sản phẩm từ sữa, cà rốt, các loại rau xanh, bí đỏ, trái cây,… ) và axit linoleic như dầu hạt lanh, cá mòi,…

- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để chống khô da, cung cấp năng lượng

- Tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn hay nước uống nhiều gas.- Không sử dụng bia, rượu và các chất kích thích.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link