Nên đóng hay mở nắp bồn cầu sau khi đi vệ sinh? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết

( PHUNUTODAY ) - Bạn cần phải đậy nắp bồn cầu dù không sử dụng nhà vệ sinh để đảm bảo an toàn.

Dường như nắp toilet không chỉ đơn giản là mang tính thẩm mỹ mà còn giữ chức năng đảm bảo vệ sinh ít người ngờ tới. Chúng ta đều biết rằng nhà vệ sinh là một trong những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là bồn cầu. Khi sử dụng trong thời gian dài, bồn cầu sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn, gây ố màu, sinh ra mùi khó chịu. Điều này không chỉ làm cho phòng tắm có mùi, nó còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào các phòng khác trong căn nhà bởi nhà vệ sinh là nơi rất ít đóng cửa.

Do đó, có ý kiến cho rằng mọi người nên hình thành thói quen tốt là đóng nắp nhà vệ sinh sau khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh. Việc này vừa đảm bảo mùi trong bồn cầu không tỏa ra ngoài cũng như tránh sự lây lan của vi khuẩn.

nen-dong-hay-mo-nap-bon-cau-sau-khi-di-ve-sinh-202201201431475242 (1)

Nếu bạn không đậy nắp bồn cầu thì nhiều giọt nước li ti sẽ bắn ra ngoài. Và đây cũng chính là cơ hội để đám vi khuẩn “bay” vào không khí và “cư trú” khắp nơi ở nhà vệ sinh hoặc phòng tắm, kể cả bàn chải đánh răng, khăn tắm, tường,...

Thông thường, trung bình một người sẽ xả nước bồn cầu tầm 6 lần/ngày, nghĩa là tổng cộng gần 2190 lần/năm. Trong khi đó, các vi khuẩn có thể bị phun cao đến 2,5 m khi xả nước và tồn tại ngoài môi trường tầm 1 tiếng.

Điều này đồng nghĩa là có rất nhiều vi khuẩn xung quanh chúng ta. Đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn ói, đau bụng), viêm gan A,... có thể đi theo các hạt phân tử vào miệng.

Đậy nắp bồn cầu còn giúp đảm bảo sự an toàn cho thú cưng của nhà bạn (nếu có). Bởi không ít thú cưng khá thích nhà vệ sinh và thường làm ướt mình trong bồn cầu, uống nước từ bồn cầu,... Điều này không chỉ làm tổn thương bản thân chúng mà còn gián tiếp làm bạn bị ảnh hưởng sức khỏe nếu chúng tiếp xúc, hôn bạn vào lần sau.

download (6)

Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến khác cho rằng bồn cầu nên để ở trạng thái mở giúp luồng không khí được lưu thông, tránh tích tụ gây ra nhiều vi khuẩn hơn.

Theo các chuyên gia về y tế cho rằng sự khác biệt của hai điều trên không nhiều. Quan trọng hơn cả vẫn là ý thức giữ gìn vệ sinh trong nhà vệ sinh nói chung và bồn cầu nói riêng. Việc vệ sinh thường xuyên bồn cầu sẽ khiến không khí độc hại cũng như vi khuẩn khó tích tụ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Ngoài ra, sử dụng một chiếc quạt hút mùi nhỏ cũng như có cửa sổ thông thoáng cũng là một phương pháp để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

Việc làm sạch nhà vệ sinh cũng như bồn cầu hằng ngày sẽ giữ cho mọi thứ sáng sủa và ngăn chất bẩn tích tụ. Giúp nhà vệ sinh không có mùi khó chịu cũng như tồn tại những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

Một số lưu ý khác

Theo một nghiên cứu của bệnh viện Leeds, vi khuẩn có thể “bay” đến tận 10 inch ở không khí. Do đó, bên cạnh việc đậy nắp bồn cầu khi xả nước, bạn cũng cần:

- Thường xuyên chùi rửa, vệ sinh bồn cầu, nhà vệ sinh, phòng tắm bằng nước tẩy rửa chuyên dụng nhằm loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn đang tồn tại xung quanh.

- Đặt bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo,... ra xa khỏi nhà vệ sinh.

- Ngậm miệng lại mỗi khi xả nước và rửa tay sau mỗi lần dùng nhà vệ sinh.

- Nên ngâm bàn chải đánh răng trong nước súc miệng tầm 20 phút trước khi sử dụng bởi không ít vi khuẩn có thể tấn công qua đường miệng.

Theo:  xevathethao.vn copy link