Liên quan gì đến bố mẹ không?
Nhiều đứa trẻ không thích cha mẹ can thiệp quá mức vào cuộc sống, kiểm soát mình, thậm chí còn cảm thấy cha mẹ hạn chế mình quá mức. Chúng không thích nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, lúc nào cho mình đúng. Nếu cha mẹ càng tỏ ra quản lý thì chúng sẽ càng tỏ ra bạo loạn. Những đứa trẻ có thói quen như này thì lúc trưởng thành sẽ phát triển suy nghĩ cái gì cũng chẳng liên quan đến mình. Khi cha mẹ già yếu thì chúng cũng sẽ không phụng dưỡng cha mẹ.
Sao bố mẹ kém cỏi thế?
Những người con nói câu này thường xuyên thì chúng không phát triển được lòng thương cảm, cùng với đó là thấu hiểu được vất vả, khổ cực của cha mẹ.
Nếu cha mẹ càng tỏ ra quản lý thì chúng sẽ càng tỏ ra bạo loạn.
Những đứa trẻ này lớn lên sẽ không biết trân trọng những khó khăn, khốn khổ của người già. Chúng chán ghét cha mẹ, cho rằng cha mẹ thật phiền phức.
Đây là của con, bố mẹ không được ăn
Nhiều đứa trẻ lúc nào coi mình là trung tâm và mọi thứ nhất định phải hướng vào mình, thậm chí còn đặt ra ranh giới giữa mình và cha mẹ, phân biệt của con và của bố mẹ, thích mặc cả với bố mẹ.
Những đứa trẻ này lớn lên sống ích kỷ, chẳng biết chia sẻ cùng ai, chúng lúc nào muốn bản thân mình có đủ rồi mới chia cho người khác. Sau này cha mẹ già chúng cũng sẽ tiếc tiền để báo hiếu.
Cách nuôi dạy đứa trẻ hiếu thảo
Mỗi đứa trẻ chính là một cá thể độc đáo, có con đường phát triển riêng. Phụ huynh và người giáo dục cần phải nhạy bén trong việc quan sát, đánh giá và điều chỉnh phương pháp phù hợp để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.
Cha mẹ nên tạo dựng môi trường yêu thương, kỷ luật và khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết.
Muốn nuôi dạy đứa trẻ hiếu thảo, cha mẹ không nên chỉ truyền đạt kiến thức cơ bản mà còn phải dạy con về đạo đức, tình cảm gia đình. Cha mẹ phải là tấm gương cho con cái bằng cách thể hiện sự hiếu thảo với ông bà và những người thân trong gia đình.