Nếu làm mãi vẫn nghèo, hãy đọc bài viết này, chuyên gia chỉ bạn nhữngđiều hữu ích, biết rồi khỏi loay hoay

13:36, Thứ năm 11/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Tác giả cuốn sách "Cha giàu cha nghèo" sẽ chỉ ra giúp bạn những khái niệm cơ bản này để bớt loay hoay hơn về vấn đề tài chính.

 Tác giả Robert Kiyosaki là một nhà kinh doanh và là một tác giả người mỹ. Cuốn sách "Cha giàu, cha nghèo" của ông đã trở thành cuốn sách Best seller tại nhiều quốc gia. Ông đã lấy ví dụ điển hình về người cha nghèo, cha giàu để cho độc giả thấy quy luật vận hành bí ẩn của đồng tiền thông qua những câu chuyện ngắn thú vị. Bài học giá trị cho độc giả là:

Bài học 1: Người giàu không làm việc vì tiền mà dùng tiền để người khác làm việc cho mình. Chuyện kể là người cha giàu đưa ra mức lương lao động thấp và yêu cầu tac giả làm việc gần như kín tuần. Mức lương 10 xu/giờ thấp hơn nhiều so với mức quy định là 35 xu. Ông đã trở nên giận người cha giàu và kêu ca về ông rồi muốn bỏ việc. Lúc này người cha giàu mới nói: Người giàu không bao giờ làm việc vì tiền, người giàu dùng tiền để người khác làm việc cho mình.

Bài học 2: Con người sẽ quay vòng trong sợ hãi và tham lam. Số đông chúng ta sợ không có tiền và chọn công việc ổn định nhưng lại tham vọng trở nên giàu có. Những người nói rằng họ không quan tâm đến tiền bạc nhưng làm việc 8 tiếng trở lên mỗi ngày lại không làm được công việc mình yêu thích vì họ lười biếng và sợ mất thu nhập.

Theo đó thì công việc không giải quyết được vấn đề tài chính, khi có công việc ổn định bạn nhận ra bạn vẫn vật lộn. Củng cố nỗi sợ hãi và ham muốn là dấu hiệu của sự thiếu hiểu biết, đó là lý do tại sao nhiều người giàu thường sợ hãi.

Ai cũng ham muốn tiền bạc

Ai cũng ham muốn tiền bạc

Để bớt loay hoay tác giả chỉ ra 4 khái niệm cơ bản về tài chính mà bạn cần biết

Tài sản và nợ phải trả

Để làm giàu, người cha giàu nhấn mạnh cần phải biết những kiến thức về tài chính. Đầu tiên cần phân biệt được tài sản và nợ phải trả và mua tài sản càng nhiều càng tốt. Tài sản là những thứ nằm trong tay bạn, là thứ đưa tiền vào túi, trong khi đó tiêu sản là thứ tiêu tiền đi, rút tiền ra khỏi túi bạn hàng ngày. 

Không phân biệt được điều này thì nghèo mãi nghèo. Ví như người cha nghèo cho ngôi nhà là tài sản thì cha giàu cho ngôi nhà lại là tiêu sản. Người cha giàu cũng cho rằng khi bạn dùng sức lao động để kiếm thu nhập thì thu nhập chỉ có thể cân đối được với các khoản chi tiêu của bạn (nhà, thuế, ô tô, con cái,...). Bạn làm việc chăm chỉ thì tiêu sẽ tăng lên đồng thời với thu nhập tăng, chứ không phải tiêu ít đi nên bạn cần phải đầu tư vào tài sản thì thu nhập mới tăng. 

Mô hình trong xã hội cho thấy: tầng lớp trung lưu thu nhập từ lương và đó là một nguồn tài chính mong manh, còn người giàu mua tài sản nên giàu càng giàu và người nghèo chỉ tiêu tiền, còn tầng lớp trung lưu mua những tiêu sản mà họ cho là tài sản.

Tài sản thực là gì?

Tài sản thực bao gồm:

- Doanh nghiệp hoạt động bình thường mà không có sự hiện diện của bạn, do bạn sở hữu nhưng do người khác điều hành và quản lý. Nếu bạn phải làm việc ở đó, đó sẽ không phải là công việc của bạn mà là sự nghiệp của bạn.

- Cổ phiếu.

- Trái phiếu.

- Bất động sản tạo thu nhập.

- Tiền bản quyền (như âm nhạc, bản thảo, bằng sáng chế).

- Bất cứ thứ gì khác có giá trị, có thể tạo ra thu nhập hoặc có tiềm năng và có thể bán được trên thị trường.

Hãy nhớ người nghèo và trung lưu mua thứ xa xỉ trước tiên ví như mua ngôi nhà trước trong khi người giàu mua những thứ xa xỉ sau cùng. Sự sang trọng đích thực là phần thưởng cho việc đầu tư và xây dựng tài sản thực.

Người giàu coi ngôi nhà là tiêu sản, người nghèo coi ngôi nhà là tài sản

Người giàu coi ngôi nhà là tiêu sản, người nghèo coi ngôi nhà là tài sản

Trí tuệ tài chính là gì?

Trí tuệ tài chính bao gồm bốn khía cạnh:

- Đầu tiên là kế toán, tác giả gọi là kiến thức tài chính. Bạn càng quản lý nhiều tiền thì nó càng trở nên chính xác hơn.

- Thứ hai là đầu tư - điều mà tác giả gọi là khoa học kiếm tiền.

- Thứ ba là hiểu thị trường, đó là khoa học về cung cầu.

- Thứ tư là luật. Những người hiểu rõ các khoản giảm thuế và luật doanh nghiệp sẽ giàu lên nhanh hơn nhân viên và chủ doanh nghiệp nhỏ.

Vượt qua đau khổ vì tiền như thế nào?

Nhiều người có kiến thức về tài chính rồi nhưng vẫn không tích lũy được nhiều tài sản. Đó là vì: 

- Họ sợ mất tiền: Robert Kiyosaki cho biết ông gặp người giàu thì hầu như ai cũng từng mất tiền còn người nghèo chưa bao giờ mất một xu. Để vượt qua nỗi sợ hãi này thì: Nếu bạn ghét mạo hiểm và lo lắng về việc mất tiền, hãy bắt đầu tích lũy tài sản sớm.

Đừng sợ thất bại là lời khích lệ của tác giả. Tác giả cho rằng muốn giàu hãy tập trung vào một điểm thay vì theo đuổi cân bằng, theo đuổi cân bằng sẽ đứng im.

- Hoài nghi: Người thành công đi phân tích thực tế để tìm ra hướng còn người nghèo sẽ phàn nàn về thực tế của mình. Hãy nhớ phàn nàn làm mờ tâm trí, phân tích giúp bạn soi sáng. 

- Lười biếng: Đừng bao giờ cho rằng tôi không đủ khả năng. Hãy thường xuyên nghĩ "Làm sao tôi có thể mua được?" để thúc đẩy tìm kiếm câu trả lời. Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua sự lười biếng? Câu trả lời là hãy “tham lam” hơn.

- Kiêu ngạo: Tầm hiểu biết ở đâu tiền ở đó, bạn hiểu biết nhiều sẽ có tiền nhiều, những gì bạn biết sẽ cho bạn tiền, những gì bạn không biết khiến bạn mất tiền nên đừng kiêu ngạo, đừng cho mình biết mọi thứ mà hãy luôn học hỏi nhiều hơn. 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên