Vào giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người dân Hà Thành thường nhắc đến “Tứ đại mỹ nhân” Hà thành gồm: cô Phượng Hàng Ngang, cô Síu Cột Cờ, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Đó là những thiếu nữ có nhan sắc và nổi tiếng đến nỗi từng làm mê đắm biết bao trái tim của các quý ông học hàm, học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa tình.
Vẻ đẹp đặc trưng của người Tràng An trong bức ảnh "tứ đại mỹ nhân". |
Cô Phượng Hàng Ngang (Vương Thị Phượng) được mệnh danh là nàng Kiều của phố cổ Hà Nội. |
Nối tiếng nhất trong "tứ đại mỹ nhân" Hà Thành có lẽ là cô Phượng Hàng Ngang (Vương Thị Phượng). Sau khi mối tình của cô Phượng Hàng Ngang với nhà báo Hoàng Tích Chu tan vỡ, cô Phượng đã trải qua những cảnh ngộ đau thương và bi kịch, đượcngười đời ví như nàng Kiều của phố cổ Hà Nội.
Cô Phượng có số phận long đong chìm nổi. |
Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cặp lông mày của cô “yên my“ (lông mày như mây khói), cặp mắt là “bán thụy phượng hoàng“ (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm.
Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính (sinh năm 1915) là người may mắn hơn cả trong "tứ mỹ".
Giai nhân Đỗ Thị Bính là người tình trong mộng của nhiều thi sỹ, văn nhân lúc bấy giờ. |
Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 (Hàng Đẫy). Xinh đẹp, phúc hậu nhưng cô Bính luôn có thói quen mặc đồ đen. Chính vì thế, cô chính là "người đàn bà áo đen và mối tình trong mộng của thi sỹ Nguyễn Nhược Pháp".
Cô Nga Hàng Gai cũng sắc nước hương trời không kém. |
Cùng nổi danh thời đó là cô Nga Hàng Gai với sắc nước hương trời vạn người mê mẩn.
Sau năm 1945, người ta không còn nghe bất kỳ thông tin gì về nàng Kiều xinh đẹp của đất Bắc, cô Síu Cột Cờ, con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng.
Nàng Bạch Thược, nhan sắc nức tiếng thời bấy giờ. |
Ngoài những nhan sắc thời bấy giờ, những giai nhân Hà Thành như nàng Bạch Thược, Phạm Trinh Thư... cũng khiến vạn người mê mẩn.
Nhan sắc nức tiếng thời bấy giờ. |
Bà Phạm Trinh Thư, nàng hoa khôi phố cổ thời đó. |
Cựu nữ sinh xinh đẹp của trường Trưng Vương. |