Ngon đến mấy cũng chớ dại ăn những bộ phận này của cá để tránh mang bệnh vào người

( PHUNUTODAY ) - Những bộ phận này của con cá bạn nhất định không nên ăn bởi nó có thể mang đến bệnh tật cho bạn đấy.

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Vì thế, nhiều người có thói quen thích ăn tất cả các bộ phận của cá mà không hề biết rằng, ở cá cũng có những bộ phận tuyệt đối không được ăn.

Những bộ phận này thường chứa nhiều vi khuẩn, hoặc bị nhiễm độc kim loại nặng bởi môi trường, nguồn nước. Lâu dần, những bộ phận này tích tụ nhiều chất độc hại, nếu ăn thường xuyên sẽ gây hại sức khỏe.

00

Não cá, mắt cá tốt nhưng phải biết dùng

Theo quan niệm dân gian ăn não cá và mắt cá sẽ giúp cho trẻ nhỏ thông minh và mắt sáng. Quan niệm này đúng sai như thế nào dưới đây là sự lý giải của chuyên gia về vi chất.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên trưởng khoa vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia), Trưởng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam não cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Những chất này có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ, đồng thời có tác dụng bổ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già.

Còn mắt cá có chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như: axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic, có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

"Nếu nói ăn não cá và mắt cá giúp thông minh, mắt sáng thì thực sự chưa đúng. Chính xác hơn thì ăn não, mắt cá tốt cho phát triển trí não vì các chất béo omega rất tốt cho não và mắt", PGS.TS Ninh nói.

Tránh ăn não các loại cá sống ở tầng đáy.

Tránh ăn não các loại cá sống ở tầng đáy.

Tuy nhiên, khi ăn não và mắt cần phải lưu ý tránh các loại cá tầng đáy vì các loại cá này có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng trong đó có thủy ngân. Đặc biệt các loại cá nhập khẩu hoặc cá được nuôi trong các vùng biển ở nước ngoài có nguy cơ nhiễm kim loại nặng và thủy ngân cao như: cá kiếm, cá ngừ, cá vược, cá kình…

Cũng theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam ăn não cá có nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe. Nhưng ăn não cá sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nhất là các loại cá sống ở tầng đáy cao hơn so với cá tầng mặt. Mức độ nhiễm độc kim loại và thủy ngân sẽ tăng lên nếu như cá đó sống trong điều kiện bị ô nhiễm.

Ăn cá có nhiễm thủy ngân sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là gan.

Ruột cá

Dù thích ăn cá, nhưng ít ai biết rằng, lòng cá có những bộ phận chứa các chất dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe, đồng thời cũng có một số bộ phận gây ngộ độc, thậm chí ăn vào có thể gây tử vong. Theo PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN), việc người ta cảnh báo không nên ăn ruột cá là hoàn toàn chính xác".

Ruột cá là bộ phận bẩn nhất, bởi cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố khác nhau, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước.  Đặc biệt, cá là loài ăn rất nhiều tạp chất, những thức ăn này sẽ đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.

Tuy nhiên, ruột cá khá ngon ngon vì béo, ngậy. Bạn vẫn có thể chọn những loại ruột cá ăn được như cá trắm, basa và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối, đặc biệt phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Empty

Mật cá

Nguyễn Duy Thịnh cho hay, con người không nên ăn mật động vật nói chung và cá nói riêng. Bởi mật cá cực kỳ độc, điển hình như mật cá trắm vô cùng độc. Có những người nuốt mật cá có thể tử vong ngay.

Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Khi ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong. Do đó không được ăn mật cá hoặc đem ngâm rượu uống.

Thận, gan, mang, cơ cá

Theo thạc sĩ Bùi Tấn (Viện khoa học Địa chất & Khoáng sản - Bộ Tài nguyên Môi trường), những chất độc hại trong đất, nước có ảnh hướng rất lớn tới môi trường sống của các loài cá. Do vậy, cá dễ dàng nhiễm bệnh và gây hại tới sức khỏe của con người. 

Thạc sĩ Tấn cho biết: “Các chất độc hại, đặc biệt là kim loại nặng có nhiều trong thận, sau đó đến gan, mang, cơ của cá. Khi nhiễm bệnh thì các bộ phận không nên ăn”.

Th.s Tấn giải thích, khi chế biến, mọi người có thể bỏ gan, lòng, mang nhưng vẫn phải ăn cơ cá. Đặc biệt, thận cá chứa nhiều chất độc nhưng ít ai biết và cắt bỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khẳng định thêm, bằng mắt thường không thể nhận biết được cá có bị nhiễm độc hay không, chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết cá bị nhiễm độc kim loại nặng ở mức độ nào.

000000

Do đó, khi chọn cá về chế biến, trước tiên, chị em cần phải lựa chọn cá thật tươi. Vì cá tươi (loại mới đánh bắt và bảo quản đạt tiêu chuẩn) nếu bị nhiễm độc sẽ có nồng độ phân bố các kim loại nặng trong cơ thể cố định ở một số bộ phận nhất định như đã nói ở trên.... là thận, gan, mang, cơ của cá. Mà những bộ phận này người dùng có thể hoàn toàn chủ động loại bỏ được trong quá trình chế biến.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link