Người bán tiết lộ cách phân biệt tôm nuôi và tôm tự nhiên: Hóa ra đơn giản đến không ngờ

20:34, Thứ bảy 08/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi quan sát kỹ con tôm, bạn có thể phân biệt được đâu là tôm nuôi, đâu là tôm tự nhiên.

Tôm là thực phẩm khá giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt và các vitamin, khoáng chất khác. Tôm có rất nhiều loại với các kích cỡ, hình dáng, màu sắc khác nhau như tôm sắt, tôm he, tôm sú, tôm đất, tôm hùm... Nhìn chung, các loại tôm tự nhiên sẽ có thịt ngọt và chắc hơn so với tôm nuôi. Giá thành của tôm tự nhiên cũng thường đắt hơn.

meo-chon-tom-01

Theo kinh nghiệm của người bán, tôm nuôi và tôm tự nhiên sẽ có sự khác nhau về màu sắc. Con tôm nuôi sẽ có màu sẫm hơn. Trong khi đó, tôm tự nhiên sẽ có màu nhạt hơn. Dù là loại tôm nào, tôm tự nhiên cũng không có màu sẫm như tôm nuôi.

Hiện nay, lượng tôm tự nhiên thường không nhiều. Đa số chúng ta sẽ mua các loại tôm nuôi. Chẳng hạn như với tôm sú nước ngọt, đa số sản lượng tôm sú là tôm nuôi.

Tôm nuôi không chắc và ngọt thịt như tôm tự nhiên nhưng tôm tự nhiên sản lượng ít còn tôm nuôi lại sẵn và có giá thành thấp hơn nên việc sử dụng tôm nuôi là điều hết sức bình thường. Dù chọn loại tôm nào, bạn cũng cần chú ý đến các tiêu chí dưới đây để lựa chọn được những con tôm ngon.

Khi mua tôm tươi, hãy chọn những con tôm cựa khỏe, vỏ cứng, màu sắc tươi sáng. Tôm còn đang bơi khỏe hoặc nhảy tanh tách. Chân và càng tôm không bị gãy, vỏ tôm sáng bóng, thớ thịt trong, đầu gắn chắc với thân.

meo-chon-tom-02

Không nên mua những con tôm chuyển sang màu trắng đục, mắt đục hoặc có màu hơi hồng vì đó là tôm ươn, không còn tươi ngon.

Không chọn những con tôm cứng, thẳng đo, thân mập bất thường, phần đầu lỏng lẻo, không gắn chắc với thân, đuôi bị xòe ra và cụp xuống. Đó là dấu hiệu tôm bị bơm hóa chất để tăng trọng lượng. Nếu thấy tôm có mùi lạ, tuyệt đối không được mua.

Không nên mua tôm chảy nhớt. Khi mua, có thẻ dùng tay ấn lên phần vỏ tôm và di chuyển ngón tay từ trước ra sau rồi di chuyển ngược lại. Nếu thấy dưới ngón tay có cảm giác sạn hoặc tôm bị nhớt dính thì không nên mua. Đó là dấu hiệu của tôm ươn.

Không chọn những con tôm có phần chân chuyển sang màu đen.

meo-chon-tom-03

Mỗi giống tôm sẽ có màu sắc riêng và hình dáng khác biệt.

- Tôm sú chắc thịt, kích thước lớn, vị ngọt. Ở Việt Nam có cả hai loại là tôm sú nuôi và tôm sú biển nhưng đa số là tôm sú nuôi. Tôm sú nuôi thường có vỏ màu xanh dương đậm, có vân đen vàng liên nhau trên lưng, vân trải dài từ đầu đến đuôi. Tôm sú biển thường có màu vàng đất và cũng có các vân đên vàng liên nhau.

meo-chon-tom-05

- Tôm he là loại tôm biển có màu vàng hoặc xanh nhạt, mắt xanh, vỏ mỏng, thịt chắc, vị ngọt, thường xuất hiện chủ yếu ở các đảo, rạn đá. Tôm he là loại kén môi trường sống nên chủ yếu là tôm đánh bắt tự nhiên. Tôm he hiếm nên giá thành cũng tương đối cao.

meo-chon-tom-06

- Tôm đất (có nơi gọi là tôm chỉ) thường sống trong bùn đất ở sông, ao, đầm... Có cả tôm nước ngọt và nước mặn. Vỏ tôm đất nước mặn thường dày hơn tôm đất nước ngọt. Tôm có vỏ nâu đỏ, vị giòn ngọt, thân dài, kích thước chỉ bằng khoảng ngón tay út người lớn. Tôm đất ngọt và không tanh như tôm biển.

- Tôm thẻ (còn gọi là tôm bạc) là loại tôm được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam, có bề ngoài khá giống tôm sú. Tôm thẻ có vỏ mỏng, thân mập to hơn tôm đất, vỏ màu trắng hơi xanh, chân trắng, 6 đốt dáng thon dài.

- Tôm sắt cũng thuộc dòng tôm biển, vỏ hơi cứng, màu xanh đen đậm, vân nằm giữa các đốt có màu trắng. Tôm sắt có kích cỡ nhỏ hơn các loại tôm biển khác, thịt dai.

- Tôm càng xanh sống ở cả nước lợ và nước ngọt, có càng nhỏ màu xanh rất dễ nhận biết, thịt tôm dai, vị ngọt.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền