Một số diễn biến khôn lường của bệnh bụi phổi (amiăng)
Tác động đến sức khỏe
Bệnh bụi phổi-silic gặp ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tiếp xúc với bụi silic qua đường hô hấp năm này qua năm khác, có thể bị bệnh từ mức độ nhẹ đến mất khả năng lao động và chết.
Bệnh bụi phổi-silic là kết quả của quá trình xơ hóa phổi. Thể loại và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với bụi: có thể mãn tính hoặc cấp tính. Giai đoạn muộn có thể dẫn đến các rối loạn làm mất khả năng lao động và muộn nữa là tử vong. Nguyên nhân tử vong thường do các biến chứng như là lao phổi, phổi bị xơ hóa và khí thũng, suy tim phải.
Vào thế kỷ thứ 16 Tác giả Agricola viết ở vùng núi Carpathian của Châu Âu: những người phụ nữ đã được phát hiện là cưới tới 7 lần, tất cả chồng của họ đều bị mắc bệnh bụi phổi-silic có kèm theo lao mà chết. Chỉ vài năm sau ở một số ngôi làng ở phía bắc Thái Lan đã được mệnh danh là ngôi làng của các bà góa bởi vì một số lượng lớn đàn ông đã bị chết sớm vì bệnh bụi phổi- silic .
Giai đoạn 1951-1995, Trung Quốc đã ghi nhận 500.000 trường hợp mắc bệnh bụi phổi-silic, số mới mắc bệnh hàng năm khoảng 6000 người và trên 24.000 người chết mỗi năm.
Tại Ấn Độ trong một nghiên cứu xác định khoảng 55% số công nhân bị mắc bệnh bụi phổi silic. Phần lớn trong số họ là những người trẻ tuổi làm việc tại một mỏ đá (loại đá trầm tích) với điều kiện thông gió rất kém. Trong một số nghiên cứu tại miền trung cho thấy tỷ lệ tử vong do bụi phổi rất cao, tuổi thọ của những người mắc bệnh này chỉ là 35 và tuổi nghề là 12 năm.
Ở Brazil, tại bang Minas Gerais đã có hơn 4500 người được chẩn đoán bị bệnh bụi phổi silic. Khu vực đông bắc của nước này người lao động thường xuyên đào các giếng nước xuyên qua tầng đá có thành phần là hạt quartz trên 97% và tỷ lệ mắc bệnh là trên 26%. Nhiều ca trong số đó có tiến triển bệnh rất nhanh.
Ở Hoa Kỳ theo ước đoán có khoảng trên 1 triệu người có tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic, (khoảng trên 100.000 người làm nghề phun cát) trong số đó có khoảng 59.000 người sẽ có thể bị bệnh bụi phổi-silic. Báo cáo của Hoa Kỳ xác nhận thì số mới mắc bệnh bụi phổi-silic mỗi năm vào khoảng 300 người. Nhưng thực tế số này còn cao hơn rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh bụi phổi
Người lao động sau khi mắc bệnh bụi phổi và được đánh giá là suy giảm sức lao động nhưng không suy giảm quá mức thì họ có thể chuyển sang những công việc không đòi hỏi sức lao động nhiều, ví dụ như chuyển sang làm các công việc gián tiếp để giảm thời gian tiếp xúc chất ô nhiễm. Ngoài ra, việc quay lại môi trường bụi thì không được khuyến khích.
Người bị bệnh bụi phổi nên ăn gì?
Nghệ
Nghệ là một loại gia vị thường dùng để chế biến thức ăn. Không những vậy, trong nghệ còn chứa nhiều các hoạt chất có lợi như curcumin giúp ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng chống viêm, trị ho có đờm và oxy hóa cao.
Các loại hạt
Óc chó, hạt dẻ, các loại ngũ cốc nguyên hạt,.. rất giàu omega 3 và chất chống oxy hóa. Khi sử dụng thường xuyên các loại hạt này sẽ giúp bạn chống lại bệnh ung thư phổi, benh phoi.
Hành tây
Với những người bị viêm phế quản mãn tính hay viêm phổi, ung thư phổi do hút thuốc lá nhiều thì hãy ăn thật nhiều hành tây trong bữa ăn hàng ngày. Thói quen này sẽ giúp bạn khử độc tố thuốc lá có trong phổi.
Trà xanh
Với câu hỏi: Người bị bệnh phổi ăn gì giúp điều trị bệnh nhanh hơn? Câu trả lời đó chính là việc sử dụng trà xanh hàng ngày.
Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế thuộc Đại học Marylan (Nhật Bản), trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như: EC, EGCG, EGC, ECG có tác dụng làm giảm nguy cơ và điều trị bệnh ung thư hiệu quả. Không những vậy, chất catechin, flavonoid, tannin có trong trà xanh rất có lợi cho phổi, ngăn chặn các bệnh lý cảm cúm, viêm phế quản mãn tính, bệnh hen phế quản,…
Các sản phẩm từ sữa
Pho mát, sữa tươi, sữa chua,.. là những thực phẩm quan trọng với những người đang bị tổn thương phổi bởi trong sữa có chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất rất tốt cho phổi.
Gừng
Gừng có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như gingerol, vitamin C, vitamin B có tác dụng làm ấm phổi, tăng lưu thông, long đờm, trị ho khan, ho có đờm rất tốt.