Lắng nghe có thể giúp người khác cảm nhận được chia sẻ nhưng lời khuyên có thể là tốt hoặc xấu. Không phải mọi lời khuyên đều mang lại kết quả tốt. Bởi thế người xưa mới khuyên im lặng lắng nghe để xoa dịu người nhưng đừng vội đưa lời khuyên về giải pháp kẻo hại mình hại người.
Im lặng lắng nghe là một mỹ đức
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp muộn phiền muốn than thở chỉ vì muốn được giãi bày, muốn được nói cho thỏa nỗi lòng. Nói để xả stress, nói để tâm trạng được giải phóng.
Im lặng lắng nghe cho họ nói, kiên nhẫn lắng nghe mọi điều là một liều thuốc tinh thần quý giá. Trong cuộc sống người tìm tới ta để tâm sự thường là phải có niềm tin nhất định.
Do đó học cách lắng nghe và kiên nhẫn nghe những chuyện muộn phiền cũng đã là một cách tốt cho người.

Nhưng đừng vội cho lời khuyên
Lời khuyên là một điều mang tính khuyến khích người hành động, tác động tới hành vi của người khác. Do đó mọi lời khuyên cần được quan tâm chú ý, tránh vội vàng. Khi lời khuyên phù hợp có thể giúp người nhưng nếu lời khuyên không phù hợp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Mỗi người có một tâm lý, nhận thức khả năng chịu đựng khác nhau. Do đó lời khuyên của bạn có thể phù hợp hoặc không. Hơn nữa khi nhận lời khuyên nếu người không có tâm lý độc lập có thể hoàn toàn nghe theo gây ra thụ động.
Trong tư vấn đề tâm lý các chuyên gia chỉ phân tích không đưa lời khuyên, người nghe tự hiểu ra và tự lựa chọn theo sự phù hợp với mình.
Lời khuyên mang tính chỉ bảo rõ ràng còn có thể gây áp lực cho người nghe, thậm chí mang tính xúi giục tai hại.

Khôn ngoan là im lặng lắng nghe, không vội khuyên bảo
Bởi những điuề trên nên khi người khác tìm tới tâm sự thì tốt nhất là chúng ta nên lắng nghe để xoa dịu nỗi đau của người. Đôi khi người ta tìm tới chúng ta chỉ để được nói chứ không phải tìm giải pháp.
Bởi thế chỉ cần ngồi bên họ, yên lặng mà không sốt ruột, không chen ngang, không vội vàng khuyên nhủ… thì chính bạn đã làm một điều rất lớn lao.
Chúng ta mỗi người là một bản thể, với nhận thức, khả năng chịu đựng, cách tư duy, hoàn cảnh, trải nghiệm không giống nhau. Thế nên nếu vội khuyên nhủ có thể vô tình áp đặt. Lúc người đang bối rối thì có thể bấu víu ngay vào lời khuyên của bạn và hành động theo lời khuyên. Đó là một sự vội vàng và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu cần sau khi nghe họ nói xong chúng ta có thể phân tích các trường hợp, nguyên nhân kết quả, phương án nào có thể cho ra kết quả nào. Sau đó để người bình tĩnh lựa chọn.
Khi chúng ta vội đưa ra giải pháp cụ thể thì không kích thích được sự tự chịu trách nhiệm của người, không thúc đẩy phương án tự thân của họ. Điều đó có thể gây ra tình trạng người nghe xong làm theo và kết quả không như ý có thể quay lại oán trách bạn, hoặc khiến bạn cảm thấy ân hận áy náy.
Tóm lại điều quan trọng nhất là mỗi người trong cuộc đời đều phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình, và phải tự quyết định cuộc đời mình. Thế nên chúng trong cơn bấn loạn của người, hãy im lặng lắng nghe một cách chân thành để người không cô đơn, để người nhanh bình tĩnh lại, để người cảm thấy sự chia sẻ. Sau đó chờ người bình tĩnh, người sẽ tự có quyết định.
Ai càng không dám tự quyết định thì bạn càng không nên khuyên bởi họ là người lệ thuộc cả vào suy nghĩ của người khác thì sẽ không thể nào tự chủ được. Khuyên những người đó càng nguy hiểm.
Ngoài ra biết cách lắng nghe mà không vội vàng khuyên cũng chính là cách biết bảo vệ mình. Đừng nghĩ phải đưa được lời khuyên, phải tìm được giải pháp cho người mới tốt. Đặc biệt không cố đưa giải pháp cho người khác.