Người lâu ngày không nói chuyện, đột nhiên liên lạc với bạn chắc chắn chỉ vì 3 nguyên nhân này

( PHUNUTODAY ) - Nếu có một người đã rất lâu rồi không nói chuyện nhưng đột nhiên liên lạc với bạn có thể chỉ vì 3 nguyên nhân này.

Có một câu nói như thế này: "Cuộc đời con người sẽ gặp 8.263.563 người, số người sẽ chào hỏi với chúng ta là 39.778 người, sẽ quen biết với 3.619 người, sẽ thân thiết với 275 người, nhưng cuối cùng tất cả đều sẽ tan biến vào trong biển người".

Có lẽ là vậy chăng, cuộc đời chính là quá trình ly hợp, có người gặp gỡ, cũng có người phân ly. Cho dù trước kia tình cảm có chân thật đến mấy, hồi ức quá khứ có sâu đậm đến mấy, luôn có một số người cứ đi cứ đi rồi xa dần. Không còn chia sẻ những chuyện thú vị cho nhau nghe, không còn quan tâm tới cuộc sống của nhau, thậm chí không còn tương tác, rồi dần mất liên lạc.

Các mối quan hệ của người trưởng thành đa phần đều có hạn sử dụng. Có một số người vốn đã được định sẵn là chỉ đi cùng chúng ta một đoạn đường, sau này sẽ biến mất vào trong biển người. Cho dù ngày tháng sau này thỉnh thoảng có vô tình gặp lại cũng rất khó có thể trở lại như lúc ban đầu. Giống như những người lâu rồi không liên lạc nhưng đột nhiên lại liên lạc với bạn, có thể không phải là muốn hàn huyên chuyện xưa với bạn mà là vì 3 nguyên nhân này.

7

Giá trị kinh tế: Mượn tiền bạn hoặc mời đám cưới

Những người đã ngừng liên lạc từ lâu đột nhiên lại liên lạc với bạn, không phải là vay tiền thì cũng là mời cưới. Tin chắc rằng rất nhiều người đều đã từng có trải nghiệm này.

Còn nhớ hồi năm ngoái, bạn học hồi tiểu học của tôi đột nhiên liên lạc với tôi, hỏi: “Gần đây thế nào rồi, bao giờ về quê thế?”. Tôi và cô ấy từ hồi tốt nghiệp tiểu học gần như chẳng có liên lạc gì, thậm chí tôi còn không biết là cô ấy học đại học ở thành phố nào, tốt nghiệp bao giờ, đang làm nghề gì. Nhưng tất cả những điều này đều không ảnh hưởng tới việc hàn huyên những kỷ niệm tuổi thơ giữa tôi và cô ấy.

Cô ấy nói hồi đó chúng tôi cùng nhau đi học, tan học cô ấy thường tới nhà tôi làm bài tập, cuối tuần còn cùng nhau chơi nhảy dây, xem phim hoạt hình. Nghe cô ấy nói vậy, tôi quả thực cũng nhớ lại rất nhiều chuyện cũ, nhớ lại quãng thời gian ngây thơ tươi đẹp của hai chúng tôi. Nhưng cô ấy đột nhiên nói một câu: “Ngày 11 tớ lấy chồng rồi, cậu nhất định phải tới nhé”. Câu nói đột nhiên kéo tôi về hiện thực.

Hóa ra tìm tôi hàn huyên là giả dối, còn bảo tôi mừng đám cưới mới là thật. Có người nói, tất cả các mối quan hệ trên thế gian này đều là vì có mưu đồ lợi ích. Quả thực, quan hệ giữa người với người đều cần được duy trì, hoặc là bằng lợi ích, hoặc là bằng tình cảm. Nhưng điều tôi muốn nói là: Một mối quan hệ lâu dài và ổn định, chắc chắn phải được vun đắp và nỗ lực từ hai phía. Chứ không phải là đơn phương một bên toan tính, một bên hy sinh. Vì chẳng ai ngốc cả, ai cũng không muốn làm kẻ thiệt thòi bị người khác lợi dụng. Còn những người bằng lòng mừng tiền đám cưới hoặc cho vay tiền, có lẽ là họ niệm tình cảm năm xưa, hoặc là cũng muốn trục lợi gì đó từ đối phương.

Nhiều lúc, chúng ta cũng có thể lựa chọn từ chối, từ chối duy trì những mối quan hệ biến chất. Có một số người càng đi lại càng xa, có một số tình cảm biến mất vậy thì hãy buông tay, đừng dây dưa, đừng hoài niệm, đừng níu kéo. Tiến về phía trước, không quay đầu lại, tin rằng nơi phương xa cũng có phong cảnh và cả những người xứng đáng để bạn hy sinh.

Giá trị thực dụng: Nhờ bạn giúp đỡ

Đây có phải là việc mà bạn thường xuyên gặp phải

Những người bạn chẳng liên lạc gì đột nhiên nhắn tin bảo: Vào bấm like giúp cho bài đăng trên mạng; Phiền cậu vote cho bé nhà tôi; Bấm like, bỏ phiếu,… Tuy đều là chuyện nhỏ nhưng đều khiến người ta cảm thấy phiền phức. Nếu như bạn từ chối, người ta sẽ nghĩ bạn nhỏ mọn, không có tình người. Nếu như bạn đồng ý, vậy thì lần sau, lần sau nữa, họ vẫn sẽ tìm bạn nhờ vả những chuyện phiền phức này.

Điều quá đáng hơn cả là không nói thẳng chuyện đó mà lại cứ thăm dò hỏi một câu: “Có online không?”. Bạn muốn lờ đi nhưng lại sợ đối phương thực sự có chuyện, bạn muốn trả lời họ thì lại sợ họ sẽ làm khó bạn. Trên mạng từng có một chủ đề như thế này: “Nhắn tin trên mạng cứ hay dùng câu “Alo”, “Đâu rồi? có online không” tại sao lại khiến người ta phản cảm?”. Trong đó có một câu trả lời như thế này: "Vì thông thường mỗi lần hỏi như vậy, đa phần đều là có chuyện muốn nhờ vả".

Trong trường hợp như vậy, bạn gửi câu “Có đó không?” nhưng lại không nói thẳng chuyện mình cần, đợi người ta trả lời rồi mới nói ra yêu cầu, tới lúc đó người ta đa phần đều ngại từ chối. Nếu bạn có chuyện, cứ trực tiếp nói rõ tình hình, nếu như muốn giúp bạn, có thể giúp bạn thì đương nhiên sẽ trả lời bạn. Chứ không phải là một câu “Có đó không?” rồi lại chẳng nói gì nữa. Đôi lúc, chúng ta thà đối phương đi thẳng vào vấn đề chứ không phải là cứ hỏi đi hỏi lại “Có đó không?”.

Vì sau khi biết được sự việc cụ thể, trong lòng chúng ta đã có một đáp án rõ ràng, biết bản thân có nên giúp hay không, nên giúp như thế nào. Còn một câu “Có đó không?” lại khiến chúng ta đắn đo rất lâu, không biết đối phương rốt cuộc có ý đồ gì, liệu có khiến mình khó xử hay không.

Nhà văn Lâm Ngữ Đường từng nói: "Một người có tâm địa trong sạch, tư duy rõ ràng, không có cảm xúc và ý nghĩ dư thừa sẽ mang lại cảm giác an toàn cho người khác, vì họ không làm tổn thương người khác, cũng không tự làm tổn thương chính mình". Không gây ra phiền phức, cũng không làm phiền người khác, xét về một mức độ nào đó, đây là một kiểu tự giác. Đối với mỗi người trong chúng ta mà nói, không tùy tiện làm phiền người khác là một kiểu ứng xử khôn khéo, hơn cả là một kiểu giáo dục.

Người khác giúp bạn là nể tình, không giúp bạn là bổn phận. So với việc đặt hy vọng vào người khác, thà cố gắng làm bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Chuyện gì có thể tự mình xử lý thì đừng tùy tiện làm phiền người khác.

6

Giá trị cảm xúc: Nhớ nhung bạn

MC Hà Cảnh từng nói như thế này trong chương trình truyền hình thực tế “Cuộc sống lý tưởng”: “Chúng ta cần phải chấp nhận trạng thái xa cách giữa bạn bè với nhau. Tuy tôi có rất nhiều bạn bè, tôi cũng rất quan tâm những người xung quanh mình nhưng tôi chưa từng có một khát vọng xa xỉ rằng muốn níu giữ bất cứ ai bên cạnh mình suốt đời, vì điều này là vô cùng khó. Còn có một điều rất quan trọng nữa là có một số người họ tới chỉ là để đi cùng bạn một đoạn mà thôi”.

Trong danh bạ liên lạc của chúng ta, có phải là luôn có một kiểu người: Đã từng là người bạn vô cùng thân thiết. Sau này, mỗi người có cuộc sống của riêng mình, có những mỗi quan hệ của riêng mình nên dần dần ngắt liên lạc với nhau. Nhưng tuy rằng ít liên lạc không có nghĩa là tình cảm đã hết.

Giống như tình bạn giữa Trần Bội Tư và Chu Thời Mậu, họ từng là bạn diễn ăn ý trong các tiểu phẩm hài, quan hệ vô cùng thân thiết. Sau khi cả hai dần lui khỏi sân khấu tiểu phẩm, cả hai cũng ngày càng ít tương tác hơn. Tuy trong cuộc sống không hay liên lạc nhưng cả hai vẫn luôn nhớ tới nhau. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Chu Thời Mậu nói: “Tin chắc rằng trong lòng Trần Bội Tư, tôi vẫn là người bạn thân nhất của cậu ấy”. Còn Trần Bội Tư cũng đánh giá mối quan hệ này: “Chưa từng nhớ tới nhưng mãi mãi không quên”.

Có người đột nhiên liên lạc với bạn, là muốn vay tiền bạn, hoặc nhờ bạn giúp đỡ. Còn có người liên lạc với bạn, chỉ là vì họ luôn âm thầm quan tâm tới bạn, nhớ tới bạn. Có lẽ là vì không ở cùng một thành phố, thoát ly khỏi cuộc sống ban đầu, chủ đề chung giữa hai người ngày càng ít, sự tương tác trong cuộc sống cũng nhạt dần. Nhưng một mối tình cảm chân thành sẽ không bị những thứ này đánh bại.

Khi nhìn thấy thứ đồ nào đó có liên quan tới bạn, nhớ tới những chuyện nhỏ nhặt nào đó có liên quan tới bạn thì vẫn sẽ không kìm được mà nhớ nhung, rồi liên lạc với bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ sẽ ngay lập tức hỏi thăm. Khi bạn bị tổn thương trong tình cảm, họ sẽ âm thầm bảo vệ bạn. Cuộc đời chúng ta, số người thực sự quan tâm bạn, nhớ thương bạn, đối xử tốt với bạn thực sự không nhiều. Nếu gặp được, nhất định cần phải trân trọng bằng cả trái tim.

Sau khi đi làm, có lẽ là vì không ở trong cùng một thành phố, cũng có thể là vì công việc quá bận, thời gian ở cùng bạn bè ngày càng ít, dần dần cả hai cũng không còn liên lạc. Thực ra, hiện tượng này không phải chỉ giới hạn sau khi đã đi làm, gần như trong mỗi một giai đoạn trong cuộc đời của mỗi người, chúng ta đều sẽ mất đi một vài người bạn. Hoặc là lãng quên nhau, hoặc là biến mất trong biển người, hoặc là chỉ nằm lặng lẽ trong danh bạ điện thoại.

Khi gặp phải những người lâu rồi không liên lạc với bạn, 3 lời khuyên bên dưới có lẽ sẽ giúp được bạn.

Làm rõ ý đồ của đối phương

Là tìm bạn vay tiền, mời đám cưới, nhờ bạn giúp đỡ, hay chỉ đơn giản là nhớ bạn, muốn tìm bạn để trò chuyện? Đương nhiên, 3 trường hợp bên trên có lẽ đều sẽ dùng hình thức hàn huyên chuyện cũ, chơi ván bài tình cảm với bạn, đợi khi đã tới một mức độ nhất định rồi mới nói rõ ý đồ. Nhưng cho dù là kiểu nào, đến cuối cùng họ cũng sẽ nói ra mục đích thực sự của mình, ngoại trừ việc chỉ đơn thuần là nhớ bạn. Sau khi đã làm rõ ý đồ của đối phương, bạn mới biết nên ứng phó như thế nào? Là đồng ý, hay từ chối, tùy thuộc vào quyết định của bạn.

Mối quan hệ tốt thực sự sẽ có thể chịu được lời từ chối

Mỗi người đều có quyền từ chối người khác. Nếu như bạn thực sự không làm được, hoặc không muốn đồng ý, vậy thì hãy từ chối một cách rõ ràng, cương quyết. Đừng nghĩ rằng từ chối liệu có làm tổn thương tình cảm, vì mối quan hệ tốt thực sự sẽ có thể chịu đựng được lời từ chối. Nếu như vì bạn từ chối mà người kia cắt đứt quan hệ với bạn, vậy thì đó không phải là người bạn chân chính. Một mối quan hệ như vậy, không có cũng được.

Bất kỳ lúc nào cũng đừng tự làm khó chính mình

Khi ứng xử, giao thiệp với người khác, chúng ta cần tuân thủ một nguyên tắc, đó chính là: Đừng quá làm khó chính mình. Chuyện gì cũng hay thuận theo tâm ý của mình, đừng cố lấy lòng người khác, cũng đừng làm khó chính mình. Làm khổ bản thân mà tác thành cho người khác, thứ bạn nhận lại được không phải là sự tôn trọng, mà là ý nghĩ coi đó như lẽ đương nhiên. Còn một người thực sự quan tâm bạn, nhớ thương bạn sẽ không làm khó bạn để đạt được lợi ích của mình. Bạn bè, quan trọng là “chất” chứ không phải là “lượng”. Đừng bỏ quá nhiều thời gian và sức lực tiêu hao cho những người không xứng đáng.

Học cách quản lý cuộc sống của mình, thanh lọc những người không trân trọng bạn, duy trì những mối quan hệ với những người đối xử tốt với bạn thực sự bằng cả trái tim. Quãng đời còn lại rất trân quý, đừng lãng phí vào những việc hay người không đáng.

Theo:  xevathethao.vn copy link