Sau khi tìm hiểu kỹ, hóa ra khi mọi người đến những nơi họ không quen thuộc, đôi khi họ gặp phải nhiều “khó khăn” khác nhau. Người xưa cũng không ngoại lệ, tiền nhân đúc kết những kinh nghiệm này và nhắc nhở con người dưới hình thức những câu nói thông thường.
Phụ nữ không được vào Tây Tạng: Vùng đất nguy hiểm
Những từ ban đầu là “phụ nữ không được phép vào Tây Tạng”. Từ xa xưa, cao nguyên Thanh Hải- Tây Tạng luôn là một khu vực vô cùng bí ẩn đối với con người, ngay cả trong triều đại nhà Minh, mặc dù ba vị vua hùng mạnh của Tây Tạng thường xuyên triều cống hoàng đế, nhưng triều đình lúc đó lại biết rất ít về Tây Tạng. Lý do chính là vào thời điểm đó rất khó để đi Tây Tạng một lần, thêm vào đó là khoảng cách xa xôi, mà còn do độ cao quá cao, dễ gây ra chứng say độ cao nặng.
Tất nhiên, sau này sự phát triển của ngành du lịch trong những năm gần đây, Tây Tạng được nhiều người coi là một nơi huyền bí và linh thiêng có thể cải thiện tâm hồn, vì vậy nhiều người coi du lịch Tây Tạng là một trong những việc phải làm trong đời. Chỉ là sau khi nhiều phụ nữ đến Tây Tạng, họ thường hối hận. Bởi vì mật độ dân số của Tây Tạng quá thấp, bạn có thể không nhìn thấy một bóng người nào trong bán kính hàng trăm dặm. Một số cuốn sách về Tây Tạng cũng đề cập rằng diện tích một số ngôi làng ở Tây Tạng còn lớn hơn nhiều thành phố ở Đông Trung Quốc.
Hơn nữa phần lớn phụ nữ đều có thể chất tương đối yếu ớt, nếu gặp phải sự cố ở khu vực hoang vắng như vậy, thậm chí có thể việc cầu cứu cũng khó. Ngoài ra, tia cực tím trên cao nguyên Tây Tạng cũng rất mạnh và độc, phụ nữ sau khi đến Tây Tạng thường có màu da “đỏ cao nguyên” trên mặt, màu da này thường khiến họ trông già hơn cả chục tuổi so với thực tế của mình.
Vì vậy, câu nói: “Phụ nữ không được phép vào Tây Tạng” xuất phát từ đây.
Đàn ông không vào Tứ Xuyên
Thời xưa, Tứ Xuyên luôn là trận địa của các cuộc chiến, có địa hình thung lũng lòng chảo, 4 mặt núi bao quanh, dễ thủ khó công.
Vào thời cổ đại, bồn địa Tứ Xuyên có hai đặc điểm: Thứ nhất, chiến loạn xảy ra triền miên, binh đao loạn lạc. Thứ hai, vì dễ thủ khó công, địa hình trắc trở, giao thông không thuận tiện. Người xưa tin rằng khi đàn ông vào Tứ Xuyên cũng đồng nghĩa với việc phải tham gia chiến tranh, bị trói chân trong những cuộc chiến và con cháu đời sau cũng vậy.
Nhưng ở vào thời hiện đại, điều kiện tự nhiên ở Tứ Xuyên hiền hòa hơn, khí hậu dễ chịu, trở thành nơi đất lành chim đậu, ai cũng muốn đến định cư. Cho nên câu nói “Nam không nhập Xuyên” vào thời hiện đại cũng không còn đúng nữa.
“Lão không nhập Quảng” – người già không nên vào Quảng Đông
Thuở xa xưa vùng Quảng Đông được gọi là “Nam Man” – vùng đất cằn cỗi, là nơi lưu đày. Người xưa đến Quảng Đông rất khó trồng trọt, làm ăn.
Thanh niên trẻ thời xưa rất khó sống ở Quảng Đông, chứ đừng nói người già sức khỏe yếu ớt. Đó chính là lý do người già ở vùng khác nếu muốn di cư thì Quảng Đông không phải sự lựa chọn đúng đắn.
Ở thời hiện đại, Quảng Đông là vùng ven biển, trở thành khu vực mở cửa cải cách, phát triển văn hóa và kinh tế. Thành phố ngày nay cũng không còn cằn cỗi như xưa. Mặc dù nhịp sống của Quảng Đông khá nhanh, nhưng thái độ sống cá nhân quyết định bản thân, không phải môi trường.
Trong môi trường thoải mái này, có người bận rộn, cũng có người nhàn hạ. “Lão không nhập Quảng” không còn đúng với hiện tại.
Tất nhiên, câu nói trên cũng là kinh nghiệm sống của cổ nhân vào thời cổ đại, đối chiếu với xã hội hiện nay nó có thể đã không còn đúng nữa, nhưng cũng cho các thể hệ tương lai biết được kinh nghiệm sống của cổ nhân rất phong phú.