Người xưa dặn: Trồng cây đinh lăng gia đình khỏe mạnh, giàu có, đặc biệt 2 người này không trồng thì quá phí

14:02, Thứ bảy 16/11/2024

( PHUNUTODAY ) - Đinh lăng không chỉ là cây cảnh mà còn là cây thuốc quý được xem là nhân sâm của người nghèo

Công dụng trồng cây đinh lăng trong nhà giúp gia đình khỏe mạnh

Người xưa gọi đinh lăng là nhân sâm của người nghèo bởi vì cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe mà chi phí thấp hơn nhân sâm nhiều lần.

Trồng cây đinh lăng trong nhà có thể tận dụng từ lá, cành thân rễ. Lá đinh lăng dùng để pha trà làm nước uống, dùng là gia vị trong các món cuốn, nem, dùng để nấu ăn, kho cá. Theo Đông y, lá đinh lăng có tác dụng giải độc, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.

Đặc biệt rễ đinh lăng hay còn gọi củ đinh lăng dược tính rất cao, nhất là với củ tầm 5-8 năm tuổi. Đinh lăng được xem là củ tốt bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh hỗ trợ điêu trị một số bệnh. Chính vì thế trồng cây đinh lăng không chỉ là để làm đẹp mà thực sự là cây "hái ra tiền" mang lại giá trị công dụng hữu ích, đặc biệt tốt cho sức khỏe, có tiền cũng không mua được sức khỏe.

Bởi thế người xưa dặn con cháu trồng đinh lăng trong nhà để có ngay cây thuốc quý mà không phải kiếm tìm đâu xa.

Đinh lăng là thảo dược quý đặc biệt phần củ

Đinh lăng là thảo dược quý đặc biệt phần củ

Trồng cây đinh lăng ý nghĩa thế nào trong phong thủy?

Trồng cây đinh lăng trước nhà là cây cảnh phong thủy tốt lành. Người xưa cho rằng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp chặn khí xấu, xua đuổi tà ma. Cây đinh năng có thể trấn giữ năng lượng tốt trong gia đình giúp tích tụ tài vận. Trồng đinh lăng trước nhà như thần giữ của cho gia đình. Thế nên trồng cây đinh lăng phía trước để trấn trạch an gia.

Người xưa thường trồng cây đinh lăng ở hai bên cửa nhà còn nhằm giúp thu hút và giữ gìn tài lộc. Hơn nữa vì cây đinh lăng thuộc nhóm cây ưa sáng nên đặt đinh lăng ở nơi có ánh sáng như thềm nhà, cửa nhà, sân vườn. Nếu bạn trồng đinh lăng bonsai trong nhà nên thường xuyên mang câyra hứng sáng để đảm bảo cây phát triển tốt.

2 người này rất hợp trồng đinh lăng

Ở góc nhìn phong thủy cây đinh lăng thuộc hành Mộc. Thế nên người xưa cho rằng những người thuộc mệnh Mộc và Hỏa sẽ rất thích hợp nhất để trồng cây đinh lăng. Những người này khi trồng đinh lăng sẽ có thêm may mắn giúp gia tăng tài vận.

Người mệnh Mộc và Hỏa nên trồng đinh lăng

Người mệnh Mộc và Hỏa nên trồng đinh lăng

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng đúng

Chọn cây giống khỏe mạnh: Cây đinh lăng rất dễ trồng dễ lên nhưng nếu chọn cây giống nên chú ý chọn cây khỏe mạnh, từ 2 năm tuổi trở lên thì khi trồng cây sẽ lên tốt và tỷ lệ sống cao. Chọn cây nhìn cành khỏe, cành bánh tẻ (vừa hóa nâu), cắt từng khoảng dài 10cm để làm hom giống.

Đất trồng đinh lăng cần là đất tơi xốp để thoát nước tốt. Nếu trồng cây đinh lăng trong chậu thì nên chọn loại chậu to và sâu đủ để cây có thể phát triển và ra củ. Cây có thể phát triển tốt nếu ở trong đất cát pha, tơi xốp và có độ ẩm trung bình, không thích hợp sống trong môi trường đọng nước.

Cách trồng cây đinh lăng: Bạn cho phân NPK hoặc phân hữu cơ đã xử lý cho vào chậu rồi cho cây giống vào, sau đó phủ đất, tưới nước. Bạn nên phủ lên trên một lớp rơm hoặc bèo tây để giữ độ ẩm và tạo độ mùn cho đất. 

Đinh lăng có thể trồng và phát triển tốt quanh năm, nhưng thời gian cây sống tốt, phát triển nhanh nhất là vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 tới tháng 4.

Cây đinh lăng không cần tưới thường xuyên nên bạn cần chú ý đất khô mới tưới cho cây.

Phòng sâu bệnh cho cây: Bạn nên để ý phòng sâu bệnh cho cây đinh lăng bằng cách dùng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn khi cây có biểu hiện sâu bệnh. Từ năm thứ 2 trở đi, cây dễ bị chuột cắn rễ, cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên.

Tỉa cành: Từ năm thứ 2 trở đi, bạn cần tỉa bớt lá và cành mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 9. Thông thường, cây đinh lăng từ 3 năm tuổi là có thể thu hoạch được, thời gian thu hoạch từ tháng 10 tới tháng 12 hàng năm, muốn cây cho giá trị cao thì có thể để cây nhiều năm tuổi hơn. 

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên