Nhâm Dần 2022 cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là đẹp nhất?

20:24, Thứ năm 20/01/2022

( PHUNUTODAY ) - Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày giờ nào?

Giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp có thể xem là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân 2022. Nếu tiến hành cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, hứa hẹn năm mới gặp nhiều niềm vui, may mắn, xuất hành thuận lợi, dễ dàng hóa giải những xui xẻo, bệnh tật có thể gặp phải cho mọi thành viên trong nhà.

Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.

Theo lịch âm dương, lễ cúng ông Công ông Táo năm 2022 rơi vào thứ Ba, ngày 25 tháng 1.

Tuy nhiên, nhiều người dân có quan niệm lễ phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, nên nhiều gia đình cúng từ ngày 22 vì quan niệm phải kịp giờ cho ông Táo về Thiên Đình.

Empty

Ngày 22/12 âm lịch là ngày Đinh Sửu tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Trong ngày này có các khung giờ hoàng đạo như sau, các bạn có thể tham khảo chọn giờ đẹp để làm lễ cúng Táo quân như: Giờ Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)

Theo Lịch vạn niên 2022, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:

  • Ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2022 dương lịch): Ngày Bính Tý, niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm Lưu niên.
  • Ngày 23 tháng Chạp (tức 25/1/2022 dương lịch): Ngày Mậu Dần, Hoàng Đạo, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm Xích khẩu.

- Giờ tốt cúng ông Công ông Táo năm 2022:

+ Với ngày 21 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu tiến hành cúng ông Công ông Táo vào khung giờ này, hứa hẹn năm mới gặp nhiều niềm vui, may mắn, xuất hành thuận lợi, dễ dàng hóa giải những xui xẻo, bệnh tật có thể gặp phải cho mọi thành viên trong nhà.

+ Với ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời.

Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?

Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
  • 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng (Gợi ý: Cách đồ xôi gấc truyền thống, Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện)
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Về lễ vật cúng ông Công, ông Táo

Lễ vật cúng ông Công, ông Táo công truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Empty

Màu sắc mũ, áo của ông Công, ông Táo sẽ thay đổi hàng năm theo ngũ hành.

Để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

chia sẻ bài viết
Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link
Tác giả: Mộc