Nhiều tỉnh phát hiện dược liệu kém chất lượng

( PHUNUTODAY ) - Ngày 8/11, Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho hay, báo cáo từ Sở Y tế các tỉnh cho biết có phát hiện một số dược liệu không đảm bảo chất lượng.

Ngày 8/11, Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho hay, báo cáo từ Sở Y tế các tỉnh cho biết có phát hiện một số dược liệu không đảm bảo chất lượng.
[links()]
Tại Hòa Bình, kiểm tra ở Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh phát hiện vị thuốc Hồng Hoa không đảm bảo chất lượng. Vị thuốc này do Công ty CP đông dược Thăng Long (Hà Đông) sản xuất. Sở Y tế Hòa Bình yêu cầu bệnh viện này phối hợp với nhà sản xuất tiến hành thu hồi vị thuốc trên.

xuat-hien-nhieu-thao-duoc-gia-Phunutoday.vn.jpg
Sau khi các tỉnh đồng loạt kiểm tra các cơ sở y học cổ truyền đã phát hiện nhiều dược liệu giả, hư hỏng... Ảnh minh họa Internet.

Tại Kon Tum, trong số 14 cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền được kiểm tra có 2 cơ sở có thuốc bị ẩm mốc, côn trùng (mọt) xâm nhập; phát hiện 4 vị thuốc là Liên nhục, Thiên ma, A ti sô và Hoài sơn bị ẩm, mọt. Ngoài ra còn phát hiện nhiều vị thuốc bị nát và mốc như: Bạch cương tàn, Hà thủ ô, Nga truật, Tiền hồ, Thục linh, Quất hồng bì, Kim anh tử.

Tại Hà Giang, 4/5 mẫu dược liệu Thỏ ty tử qua kiểm tra là dược liệu giả.

Thanh Niên trích lời ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, có tình trạng dược liệu không thể hiện nguồn gốc xuất xứ trên hóa đơn. Đặc biệt lưu ý 4 mẫu dược liệu: Hồng hoa, Bạch linh, Thỏ ty tử và Hoài sơn có dược liệu giả và có chất nhuộm màu gây độc.

Trước đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã kiểm nghiệm gần 400 mẫu dược liệu, phát hiện 60% mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó 20% số thuốc còn bị trộn cát, xi măng, lẫn tạp chất, tẩm ướp hóa chất độc hại.

Còn một số thuốc “treo đầu dê bán thịt chó”, sử dụng không đúng bộ phận như: Kim ngân hoa (sử dụng kim ngân đằng), liên nhục (dùng nắp hạt sen), phục thần (dùng bạch linh). Bên cạnh đó, cũng có những loạt thuốc giả như “long vải” giả long nhãn, củ sắn giả bạch linh, thanh thảo giả đông trùng hạ thảo.
 
Người chế biến cũng không ngần ngại xông lưu huỳnh hay formaldehyde để chống nấm mốc. Nhiều loại thuốc khác kém chất lượng đã được tinh chế hết chất bổ, chỉ còn “bã” như các loại sâm, linh chi…

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 50.000 tấn dược liệu, nhưng có đến 60-70% là thuốc nhập ngoại, trong số này 80% là thuốc nhập lậu, trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

  • P.V (tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn