Những cách hành xử của cha mẹ có thể hủy hoại con

14:55, Chủ nhật 24/06/2018

( PHUNUTODAY ) - Theo các chuyên gia tâm lý học và hành vi trẻ em, không chỉ cách dạy dỗ, định hướng hàng ngày mà ngay cả cách cư xử của cha mẹ cũng có tác động lớn đến nhận thức của con cái. Có những hành vi sai lầm, đi quá giới hạn đến mức làm tổn thương, gây hại cho tương lai của con trẻ.

Làm con luôn sợ hãi, e dè cha/mẹ

Trong những gia đình như vậy, trẻ phải học cách đọc hiểu tâm trạng của cha/mẹ, lựa theo tâm trạng vui, buồn, tức giận,… của cha/mẹ.

Trẻ luôn phải sống trong sợ hãi, e dè. Về phía cha/mẹ, họ sẽ luôn cho rằng mình làm tất cả cho con và con cái phải biết ơn mình, không được tỏ ra hoài nghi trước những điều cha/mẹ làm.

1-7407-1528095514

Bắt con phải  có trách nhiệm như người lớn, nhưng không cho con quyền như người lớn

Những cha mẹ như vậy thường đặt trách nhiệm cho con cái. Chẳng hạn khiến đứa trẻ nghĩ rằng do mình hư làm cha/mẹ bực mình, uống rượu.

Khi con dần lớn lên, họ cũng kéo con vào những chuyện của người lớn, bắt con nghe những lời than vãn, phàn nàn. Thế nhưng con vẫn không có quyền được bày tỏ quan điểm của bản thân.

Luôn không thỏa mãn với thành tựu của con

Những cha mẹ này luôn mong con thể hiện xuất sắc nhất, nhưng lại coi những thành tích của con là đương nhiên. Họ luôn đưa ra những lời bình luận “dìm hàng” con, khiến trẻ nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.

Những bình luận tiêu cực như vậy có thể hủy hoại cả cuộc đời con.

Bắt con chia sẻ nhưng lại chế nhạo tâm sự của con

Những cha mẹ này luôn bắt con phải thành thật, thậm chí khiến con cảm thấy tội lỗi nếu không tâm sự với mình. Nhưng sau đó họ lại đem những chuyện con tâm sự ra để chế nhạo con.

4-9538-1528103651

Chê bai con nhưng không cho con thay đổi để tốt hơn

Cách hành xử này sẽ khiến con ngày càng tự ti. Cha mẹ như vậy hay nói về những thất bại của con, bình luận về ngoại hình của con với những chủ đề nhạy cảm,…

Cha mẹ muốn con thành công nhưng không quan tâm con làm thế nào để thành công. Ví dụ họ mong muốn con xây dựng sự nghiệp, nhưng không được sống xa nhà.

Cha mẹ muốn con thành công nhưng không quan tâm con làm thế nào để thành công. Ví dụ họ mong muốn con xây dựng sự nghiệp, nhưng không được sống xa nhà.

Họ chỉ quan tâm đến thành công của con vì hai lý do: họ thích khoe khoang con giỏi giang với người khác; và cho rằng con thành công sẽ đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho họ.

Bắt con phải nghe theo cha mẹ, nhưng nếu thất bại thì là do con

Kiểu hành xử coi con cái như món đồ: họ lên kế hoạch và bắt con nghe theo. Họ cũng không quan tâm đến hậu quả của việc luôn kiểm soát con cái. Nếu có vấn đề gì thì họ lại đổ lỗi cho con.

Không muốn cho con ra ở riêng nhưng luôn nhấn mạnh “nhà này là của cha/mẹ”

Trong gia đình bình thường, cha mẹ sẽ giúp con cái tự lập, rời nhà và sống cuộc sống của mình. Nhưng những cha mẹ hành xử như trên, họ không muốn con ra khỏi nhà, nhưng luôn nhấn mạnh nhà, tiền, đồ ăn là của họ. Con không có quyền phản đối hay lựa chọn vì đang sống dựa vào họ.

Con phải để cha mẹ giúp và nhớ ơn cha mẹ

11-80

Đôi khi con có thể làm việc nào đó mà không cần giúp đỡ, nhưng những cha mẹ như thế này lại bắt con nhận sự giúp đỡ của mình và không cho phép khước từ.

Nhưng sau đó họ sẽ luôn nhắc nhở con “nợ” ơn huệ của họ.

Muốn con tin tưởng cha mẹ nhưng lại xâm phạm đời tư của con

Với những cha mẹ như vậy, nếu con họ có không gian riêng họ sẽ coi đó là con không tin tưởng họ. Nhưng bản thân họ lại luôn xâm phạm riêng tư của con, không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc