Những điều cha mẹ phải biết khi tiêm vaccin cho trẻ

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những điều cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ đi tiêm vaccin.

1. Đối tượng không được tiêm vắc xin

Cha mẹ chú ý với trẻ sơ sinh, chống chỉ định tiêm chủng hoặc tạm hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:

- Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.

- Nghe tim bất thường

- Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích, bú kém,…)

- Cân nặng dưới 2000g và có các chống chỉ định khác.

Còn trường hợp với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:

- Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.

- Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.

- Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.

- Nhịp thở nghe phổi bất thường.

- Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.

tiem-chung

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngoan, Chuyên khoa Nội nhi của Bệnh viện Đa khoa An Việt thì việc tiêm chủng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Nhưng thực tế có hiều phụ huynh lo ngại tai biến sau tiêm chủng, chia sẻ về vấn đề này bác sĩ Ngoan cho biết hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Bởi vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sưng, nóng, đỏ.

 Sau khi tiêm một số trẻ có thể bị một số phản ứng phụ như sốt, quấy khóc, bú ít, rối loạn tiêu hóa nhẹ, sưng đau tại chỗ… Đây là những phản ứng bình thường mà nhiều trẻ gặp phải.

Muốn hạn chế phản ứng sau tiêm chủng, bác sĩ Ngoan cho biết trước khi tiêm chủng, gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ. Hơn hết cần thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ và phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.

Vì thông thường trước khi tiến hành thủ tục tiêm, trẻ sẽ được khám sàng lọc về sức khỏe, được tư vấn và dặn dò về lịch tiêm chủng…

Và sau khi tiêm trẻ cần được các bác sĩ và điều dưỡng theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút để đảm bảo tình trạng ổn định nhất cho trẻ.

Bác sĩ Phạm Thị Ngoan cho biết hiện nhiều phụ huynh sau khi cho trẻ đi tiêm về, thấy con sốt, vết tiêm tấy đỏ liền đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà vào vị trí vết tiêm. Nhưng đây là việc làm sai lầm, bởi sau khi tiêm chủng, viết tiêm của trẻ còn hở sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Và một điểu quan trọng đó là trẻ cần được theo dõi sau tiêm chủng, cha mẹ hãy đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu như sốt cao (trên 39°C), co giật, khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, bú kém, bỏ bú, phát ban…

Trường hợp cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng, hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.

Và cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

2. Các lưu ý sau tiêm vắc-xin cho trẻ

- Nếu sau tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại. Trẻ sốt dưới 38 độ C, mẹ nên mặc thoáng, lau người cho con bằng nước ấm.

Trường hợp trẻ sốt từ 38-39 độ C, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con, còn trẻ sốt trên 39 độ C, bố mẹ nên đưa đi viện ngay vì bất kỳ lý do gì.

- Trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ.

- Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link