Dưới đây là lời giải đáp cho những câu hỏi liên quan đến núi đôi mà chị em ngại ngùng không dám hỏi.
Một bên núi đôi của tôi to hơn bên còn lại, điều đó có bình thường không?
Cũng giống như các bộ phận đi theo cặp khác như chân, tay, tai, mắt, hai bên núi đôi của chị em cũng có sự không cân đối do chúng phát triển không đồng đều. Thông thường, sự chênh lệch này không lớn. Rất nhiều bạn gái đã từng đứng hằng giờ trước gương để so sánh hai bên núi đôi, tuy nhiên núi đôi sẽ dần cân bằng một cách tự nhiên ở cuối giai đoạn dậy thì.
Nhưng đôi khi cũng có trường hợp chị em khi đến giai đoạn trưởng thành rồi, núi đôi vẫn phát triển không đồng đều và thường nhỉnh hơn về bên trái (theo nghiên cứu của tạp chí Annals of Plastic Surgery). Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này hormone không đóng vai trò gì ở đây cả, nguyên nhân có thể liên quan đến một lỗi nhỏ trong quá trình phát triển phôi thai.
Về mặt sức khỏe, vấn đề này không nghiêm trọng, nhưng nó có thể khiến chị em có tâm lý khó chịu, cảm thấy thiếu tự tin. Chị em có thể nhờ phẫu thuật thẩm mỹ can thiệp để giải quyết vấn đề này.
Tôi có một khối u ở một bên núi đôi, có phải tôi bị ung thư không?
Chị em không nên quá hoảng sợ: chúng phần lớn là các khối u lành tính, nhất là khi chúng có hình tròn hoặc hơi tròn và có thể di chuyển dưới ngón tay. Đó có thể là một u mỡ (lipoma) hoặc một bướu sợi tuyến (u xơ), đây là những khối u lành tính thường xuất hiện trước tuổi 35.
Núi đôi của tôi bị sưng lên khi đến tuổi mãn kinh, như vậy có bình thường không?
Khi bước vào thời kì mãn kinh, tuyến vú không phải trải qua nhiều biến động nội tiết tố nữa, nó bị hao mòn. Lúc này, thành phần chính của núi đôi sẽ là các mô mỡ. Sau giai đoạn này, ngực của chị em sẽ không bị thay đổi kích cỡ nữa.
Tôi có thể tự kiểm tra núi đôi của mình không?
Tự kiểm tra là phương pháp hiệu quả nhất để chị em phát hiện được bất thường cũng như khối u núi đôi. Theo Tiến sĩ Guigues, phó chủ tịch Trường Cao đẳng quốc gia sản phụ khoa Pháp (CNGOF), chị em nên học cách kiểm tra núi đôi của mình.
Tại sao tôi không còn hưng phấn tình dục ở núi đôi của mình?
Với nhiều người, núi đôi là thứ quý giá, nhưng với những người khác, đó chỉ là phần phụ kích thích "chuyện ấy". Ngoài ra, độ nhạy cảm của núi đôi có thể thay đổi theo biến động trong chu kỳ và có thể bị suy yếu do phẫu thuật và do tình hình tự nhiên.
Nếu tôi bị đau núi đôi thì đó có phải là dấu hiệu của một bệnh nào đó không?
Một số chị em cảm thấy đau ở một bên núi đôi có thể là do xuất hiện u nang, một số khác có thể là do bị đau dây thần kinh liên sườn, dư thừa estrogen hoặc thiếu hụt progesterone...
Tôi có mô vú dày, như vậy có nghiêm trọng không?
Mô vú dày không phải là một bệnh, thường liên quan đến phụ nữ trưởng thành và giảm dần theo tuổi và sau thời kỳ mãn kinh.
Sau khi phẫu thuật, độ nhạy cảm của núi đôi có còn nguyên vẹn?
Sau khi phẫu thuật cắt một bên núi đôi hoặc cấy ghép, núi đôi có thể bị tê liệt tạm thời hoặc quá nhạy cảm. Nhưng sau một thời gian, mọi thứ có thể sẽ trở lại bình thường.
Núi đôi của tôi bị chảy xệ, phải làm sao?
Dù to hay nhỏ, kích thước không phải là vấn đề bởi ADN của họ quyết định điều đó. Ngay cả khi chị em có kế hoạch tập luyện, chế độ ăn uống để hạn chế điều này ngay từ đầu thì cũng khó có thể giữ được tình trạng này lâu do chị em phải trải qua quá trình mang thai, rối loạn nội tiết, da trở nên mỏng manh hơn do tuổi tác.
Cho con bú có làm hỏng núi đôi?
Ngược lại, việc cho con bú và rút sữa dần sẽ giúp ngực nhẹ nhàng trở lại kích thước như thời kì trước mang thai.
Dấu hiệu nhạy cảm trên cơ thể chị em không thể bỏ qua (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy đi khám ngay để tránh gây hại tới sức khỏe. |