Bên cạnh các món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cơ thể mẹ bầu nuôi dưỡng thai nhi, có một số loại thực phẩm mà các bà mẹ cần chú ý vì có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai sớm. Dưới đây là 10 loại thực phẩm gây sảy thai mẹ bầu nên tránh ăn trong suốt thai kỳ:
- Thịt sống, tái: Trong thịt sống chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm như Coliform, Toxoplasma, Salmonella, và Listeria gây sảy thai, đồng thời ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Vì vậy, mẹ hãy chú ý đến việc luôn chế biến thực phẩm chín trước khi ăn để hạn chế mọi nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
- Cá sống: Cũng như thịt sống, các loại cá chưa được nấu chín mang các loại vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Cá sống có nhiều độc tố gây tổn hại đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: Nhiễm thủy ngân có thể khiến thai nhi chậm phát triển, tổn thương não, vì thế mẹ bầu nên lưu ý tránh sử dụng các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, cá bơn,...
- Trứng sống: Trứng sống là nguồn thực phẩm nhiễm Salmonella gây ra tình trạng sốt, buồn nôn, co thắt dạ dày…Thế nên, mẹ bầu cần tuân theo nguyên tắc ăn chín, uống sôi và hạn chế tối đa các món như trứng chần, trứng lòng đào,..
- Sản phẩm từ sữa tươi chưa tiệt trùng: Những sản phẩm như sữa hay phô mai khi chưa được tiệt trùng chứa nhiều mầm bệnh như Listeria monocytogenes gây biến chứng trong thai kỳ. Mẹ bầu lưu ý chỉ sử dụng những loại thực phẩm từ sữa đã được tiệt trùng kỹ càng.
- Hải sản, thịt hun khói: đây cũng là một nguồn thực phẩm dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩnListeria cao, vì cách chế biến này không giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn nguy hiểm. Mẹ nên hạn chế tối đa, và chế biến thực phẩm kỹ trước khi sử dung.
- Cua: là thực phẩm chứa rất nhiều canxi nhưng cũng chứa rất nhiều cholesterol có thể gây ra co thắt tử cung, dẫn tới sảy thai.
- Gan động vật: Tuy là một thực phẩm chứa nhiều vitamin A, nhưng nếu mẹ bầu sử dụng nhiều sẽ làm tích tụ tiền vitamin A ở dạng retinol, có thể gây ra các dị tật bẩm sinh.
- Rượu: sẽ làm ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi, và có tác động rất xấu đến sự phát triển não bộ, tăng tỉ lệ sảy thai và thai lưu. Vì thế, một lượng nhỏ cũng có thể gây ra những bất thường, mẹ lưu ý nhé.
- Caffeine: Ở hàm lượng cao, cafeine trong các loại thực phẩm như trà, cà phê, sôcôla, nước tăng lực,… làm gia tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Mẹ lưu ý không nên dùng nhiều hơn 300mg caffeine trong một ngày.
Mẹ bầu cần kiêng cữ gì khi mang thai để con khỏe mạnh?
Bên cạnh việc cẩn thận lựa chọn thực phẩm để chăm chút cho dinh dưỡng trong thai kỳ, các mẹ bầu cũng nên tham khảo một số điều kiêng cữ khi mang thai để luôn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé như:
- Sơn móng tay, nhuộm tóc: Chất Phthalates trong sơn móng tay đã được chứng mình làm tăng nguy cơ sảy thai, và có thể gây dị tật ở thai nhi. Đặt biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi rất nhạy cảm với các tác nhận bên ngoài, mẹ bầu không nên sử dụng sơn móng tay cũng như hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất uốn, nhuộm tóc.
- Thuốc lá: Mẹ bầu không nên hút thuốc lá và cũng tránh hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ như có thể gây sảy thai, dị tật thai, suy dinh dưỡng bào thai,..
- Uống thuốc: một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi, vì thế mẹ cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nhé.
- Mang vác nặng: Đặc biệt trong những tháng giữa và cuối thai kỳ, khi bụng bầu dần một lớn, mẹ không nên mang vác đồ nặng quá 5kg. Điều này làm tăng tỷ lệ động thai, đau vùng thắt lưng. Mẹ bầu cũng không nên lên xuống cầu thang quá nhiều lần hay với tay lên quá cao.
Ngoài những lưu ý cần tránh trong thai kỳ nêu trên, mẹ cũng cần lắng nghe và theo dõi cơ thể của mình cũng như thai nhi trong bụng. Khi thấy xuất hiện một số triệu chứng sảy thai như chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường, kèm theo chuột rút, co thắt mạnh vùng bụng dưới... mẹ nên đến thăm khám bác sĩ sớm để được tư vấn kịp thời về trường hợp của mình nhé. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!