Trái cây họ cam
Trái cây họ cam chứa nhiều vitamin C và những khoáng chất có lợi cho sức khỏe, rất tốt cho các mẹ sau sinh. Nếu có ai hỏi sau sinh có nên ăn cam không thì câu trả lời là "rất nên".
Tuy nhiên, với những bà mẹ mới sinh chừng 3 tháng thì không nên ăn hay uống nước cam. Trẻ mới sinh, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó cam lại nhiều thành phần axit có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp nhiều vấn đề rắc rối như khó tiêu, đầy hơi, rất khó chịu. với những trẻ có cơ địa mẫn cảm, một số thành phần trong cam có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa, hoặc nổi mẫn đỏ trên da.
Vì vậy, nếu thấy con có những triệu chứng trên, mẹ nên cắt bớt lượng trái cây họ cam trong thực đơn của mình cho đến khi qua được 6 tháng sau sinh nhé.
Bắp (ngô)
Bắp luộc là món ăn quen thuộc hàng ngày, có mùi thơm, vị ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, mẹ bầu ăn ngô giúp giảm nguy cơ sẩy thai và phòng ngừa dị tật thai nhi. Thế nhưng với những mẹ sau sinh, việc ăn bắp cũng cần cẩn thận bởi rất nhiều bé có thể bị dị ứng bắp, khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc quấy khóc. Vì vậy, mẹ sau sinh ăn ngô luộc cần phải chú ý quan sát nếu bé bị dị ứng thì ngừng ăn ngay.
Dứa
Theo Đông Y, dứa có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men trong quả dứa sẽ giúp phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
Song, nếu mẹ cho con bú mà ăn dứa có thể khiến lượng Pepin chứa trong dứa sẽ hạ thấp lượng Estrogen làm tắc sữa, thậm chí gây thiếu hụt sữa mẹ cho trẻ sơ sinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ khi trẻ đang trong giai đoạn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ.
Chưa kể, nấm candida trepicalis trú ngụ ở mắt dứa, nhất là trong những quả dập nát gây ra ngộ độc dứa khi ăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và trẻ nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, dù có thèm đến mấy thì mẹ cũng nên hạn chế ăn loại quả này nhé.
Ngoài ra các mẹ cho con bú nên kiêng:
Cafe
Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể 'cai' được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
Đồ ăn cay
Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này.
Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.
Tỏi
Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
Hải sản có vỏ cứng
Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.
Loại cá có thủy ngân cao
Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần.
Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.