Một trong những đặc điểm để nhận diện chị em bầu bí chính là thường xuyên “buồn mồm”, thèm ăn. Trên thực tế, các bác sĩ sản khoa cũng khuyên mẹ bầu hạn chế ăn nhiều mỗi bữa mà chia nhỏ thành nhiều bữa để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và ngăn chặn ốm nghén. Chính vì vậy, khi vợ mang bầu, các "đức lang quân" hãy chịu khó mua, làm cho vợ những món ăn vặt vừa ngon vừa bổ dưỡng, tốt cho cả mẹ và bé dưới đây.
Hoa quả tươi
Hãy giữ một đĩa hoa quả tươi trên bàn ăn. Bất cứ khi nào mẹ bầu đói, hãy bổ sung thêm các loại hoa quả giàu chất xơ và vitamin này. Ăn trái cây là cách tốt nhất giúp chị em làm dịu cơn đói. Chị em nên ăn các loại trái cây họ cam quýt vì các loại quả này giàu vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Hoa quả tươi là cách tốt nhất giúp bà bầu xoa dịu cơn đói
Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô (loại không tẩm đường hoặc có tẩm nhưng khá ít) là món ăn vặt thần thánh bà bầu nên chọn ăn vào buổi tối. Nó giàu chất xơ, sắt, vitamin và khoáng chất… Mẹ có thể nhâm nhi mỗi khi thấy buồn miệng, nhớ là không nên ăn những loại có quá nhiều đường và chế biến không đảm bảo vệ sinh là được.
Sữa chua, rau câu, bánh flan
Sữa chua cũng là loại thực phẩm có tác dụng “đánh bay” táo bón. Tuy nhiên cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh những loại chua được chế biến một cách thủ công và quá hạn sử dụng.Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm dồi dào canxi (có tác dụng quan trọng trong việc phát triển xương và hàm răng chắc khỏe cho thai nhi) cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho bà bầu trong thời gian đeo “ba lô ngược”. 200g sữa chua mỗi ngày có thể giúp bạn đáp ứng 25% nhu cầu canxi cũng như protein và nhiều loại khoáng chất cần thiết khác.
Thêm một món ăn giúp mau no mà không chứa nhiều calorie đây. Có rất nhiều mùi rau câu khác nhau, vì thế bạn sẽ chẳng bao giờ sợ ngán.
Trứng gà luộc chấm muối tiêu
Trứng gà giàu protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi vì mỗi tế bào của thai nhi đều cấu thành và phát triển bởi các protein. Trứng gà còn giàu vitamin và khoáng chất như: vitamin A, D, B2, B6, B12, selen, kẽm, axit folic, sắt, canxi…
Trứng gà cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể mẹ và thai nhi
Bà bầu ăn trứng gà còn giúp thai nhi phát triển não vì nó chứa các axit béo omega-3 và choline. Ăn trứng gà còn điều chỉnh nồng độ cholesterol cho cơ thể và giúp thai nhi tăng cân cực tốt.Cách ăn trứng gà bổ dưỡng và lành mạnh nhất là đem luộc chấm muối tiêu, vừa tiện mà lại không dùng đến dầu mỡ, chất dinh dưỡng ít bị hao hụt. Và nhớ là không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn từ 1 (nếu trứng to) đến 2 (nếu trứng bé) mà thôi.
Cháo yến mạch
Cháo lúa mì hoặc yến mạch sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng trong thời gian dài bởi thực phẩm này tiêu hóa chậm hơn các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Các mẹ cũng có thể cắt thêm trái cây tươi, các loại hạt, thậm chí là rau thái nhỏ hay các loại hạt mầm để món cháo được đậm đà nếu thích.
Ngô luộc
Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
Bà bầu ăn ngô sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bổ não cho thai nhi.
Một số lưu ý đối với bà bầu khi muốn ăn vặt
- Không nên tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt vào buổi tối.
- Không nên ăn vặt ban đêm bằng những món quá chua, quá lạnh, quá cay, chứa nhiều chất béo, đường và tinh bột để không ảnh hưởng đến bào thai, không bị tăng cân, khó ngủ.
- Bữa ăn chính buổi tối nên bắt đầu lúc 18-19 giờ và ăn vặt thì nên ăn xong trước 9 giờ tối để có thời gian đi ngủ sớm.
- Để hạn chế cơn đói ban đêm, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 3 bữa chính, 2 bữa phụ. Mỗi bữa cách nhau từ 3-4 tiếng đồng hồ để lượng đường huyết của mẹ ổn định. Và trước khi ngủ có thể ăn vặt, ăn nhẹ để tránh bị đói, tránh buồn nôn, ợ nóng, hạ huyết áp.
- Thay vì ăn đêm, mẹ nên đầu tư sao cho bữa sáng của mình thật đầy đủ dinh dưỡng vì bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất.