Những nghề kiếm bộn tiền kỳ lạ nhất trên thế giới

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ăn thức ăn của... chó, lấy máu mình nuôi muỗi... nghe qua không ai nghĩ đó là một công việc - một nghề. Nhưng thực tế đó là nghề nghiệp của nhiều người.

Nghề ăn thử thức ăn cho cún

nhung nghe ki la

Bà Patricia Patterson được giao nhiệm vụ phân tích các loại thực phẩm dành cho cún.

Nghề này không dành cho những ai dễ nôn bởi cách duy nhất để biết chất lượng của một món thực phẩm ra sao chính là ăn thử nó. Ở Trung tâm Phân tích Giác quan, thuộc thành phố Manhattan, bang Kansas, bà Patricia Patterson được giao nhiệm vụ phân tích các loại thực phẩm dành cho cún.

Các công ty sản xuất thực phẩm cho cún thường phải nhờ tới những người như bà Patterson để giúp họ hoàn thiện hương vị cho sản phẩm.

Nghề bán tinh trùng kiếm bộn tiền

Lợi dụng khao khát có con của những đôi vợ chồng hiếm muộn, không ít người muốn kiếm tiền một cách nhàn hạ đã nghĩ ra cách bán cái “vốn có” để sinh lợi. Có cầu, ắt có cung, thế là nhiều quý ông thừa thời gian, thiếu việc làm, thậm chí dù không thiếu tiền cũng lao vào thực hiện bán tinh trùng với mục đích thể hiện bản lĩnh đàn ông, khẳng định "đẳng cấp" tinh binh trước bạn bè.

Thị trường buôn bán tinh trùng vì thế cũng trở nên sôi động với nhiều dịch vụ lạ đời. Đằng sau việc buôn bán này cũng đã có không ít những câu chuyện bi hài.

Ngủ chuyên nghiệp - nghề mơ ước

 "Ngủ chuyên nghiệp" hay "ngủ ra tiền" là một nghề mới hiện nay. Đây là nghề giúp khoa học nghiên cứu về các loại bệnh liên quan đến thói quen ngủ - thức ở con người, đặc biệt là căn bệnh mất ngủ. Mục tiêu của việc làm này không phải tạo ra một nghề lạ để hút khách mà nó độc đáo ở chỗ làm sao người ta có thể ngủ được một cách "ngon" nhất và không ngờ nó lại trở thành nghề để kiếm sống của giới trẻ ngày nay. Nơi cung cấp nghề "ngủ chuyên nghiệp" cho những mong muốn trải nghiệm công việc lạ cho giới trẻ là các khách sạn.

Gần đây, khách sạn Finnish ở Australia và khách sạn Finn ở Helsinki, Phần Lan đã tuyển dụng một nhóm thanh niên vào vị trí "người ngủ chuyên nghiệp". Những người trúng tuyển sẽ được sắp xếp phòng riêng tại khách sạn và được tận hưởng mọi tiện nghi như khách VIP. "Người ngủ chuyên nghiệp" sẽ được ở trong khách sạn 35 ngày trong 35 căn phòng khác nhau và... ngủ. Trong quá trình ngủ, người ngày sẽ bị giám sát và theo dõi chặt chẽ.

Nhiệm vụ của họ chỉ có... ngủ, rồi góp ý với ban giám đốc và điều hành khách sạn về những thiếu sót hoặc chưa hài lòng về căn phòng đó. Sau đó, người này sẽ lên trang mạng xã hội Facebook của khách sạn và nêu cảm tưởng cũng như những kinh nghiệm "ngủ" tại khách sạn của mình.

Barbara (20 tuổi) hiện đang trải qua quá trình "ngủ chuyên nghiệp" tại khách sạn Finn bày tỏ: "Khách sạn Finn thực sự rất tuyệt. Hầu như các căn phòng đều mang lại sự thoải mái cho tôi. Sau mỗi lần "ngủ" tại một căn phòng, tôi đều được nhận tiền công, số tiền khá lớn đối với tôi, đủ để cho tôi đóng tiền học trong 3 tháng".

Nghề ngồi cho muỗi đốt

Đó là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Mỗi tình nguyện viên phụ trách cho hai lồng muỗi ăn vào hai tay hoặc hai chân. Một trong số những tình nguyện viên cho công việc lạ lùng này là Trinh, sinh viên ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

nghe la

Niềm đam mê công việc, mong muốn tìm ra một phương pháp phòng chống SXH
hiệu quả hơn là động lực của những tình nguyện viên "cho muỗi ăn".
(Ảnh do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp).

Buộc chặt túi nilon bảo vệ bàn chân, chỉ để hở phần bắp chân, Trinh từ từ đưa chân mình vào lồng. Đàn muỗi đói đang đậu trên thành lồng thấy "thức ăn" liền xông tới bâu kín. Vài phút đầu, cô gái xuýt xoa nhưng vẫn cố gắng ngồi yên, không cử động chân làm muỗi "giật mình" bỏ ăn. Đau, tê nhưng Trinh chỉ dám "uốn éo" cơ thể rồi cắn răng chịu đựng. Sau khoảng 4 phút đầu được đàn muỗi "khởi động", khuôn mặt Trinh bắt đầu giãn ra và dần thích nghi. Khi không đau nữa, cô quay ra nói chuyện với các bạn.

Thay vì cho muỗi ăn ở bắp chân, Quang (nam sinh ĐH Tự nhiên) lại chọn bàn chân. Để quên đi cảm giác đau ban đầu, Quang và cậu bạn vừa nghe nhạc, vừa hát. Thỉnh thoảng, Quang nhăn mặt, "Á!" lên một tiếng rồi cười xòa: "Em quen rồi".

Nói tới công việc đặc biệt này, các tình nguyện viên như Trinh và Quang cho biết, mới đầu đều thấy tò mò. Buổi đầu tiên khi mới đưa chân, tay vào lồng muỗi, cảm giác đau và ngứa khiến họ nhớ mãi. Tuy nhiên, muốn cống hiến cho khoa học và thấy ý nghĩa vì cộng đồng của dự án, họ đều đặn đến cho muỗi ăn, dù có hôm rơi đúng vào kỳ nghỉ lễ dài.

chuyện lạ

Chuyên gia côn trùng học Nguyễn Thị Yên với một phần công việc của nhà khoa học,
bà thường xuyên trực tiếp cho muỗi ăn thế này. (Ảnh do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp)

Bà Nguyễn Thị Yên, cán bộ phòng thí nghiệm côn trùng y học, cho biết các sinh viên trên đang làm tình nguyện viên cho dự án muỗi ăn máu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hòa. Dự án nhằm đánh giá khả năng muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa).

"Người cho muỗi ăn máu ngoài tự nguyện phải có sức khỏe tốt, không bị mắc sốt xuất huyết, mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh gan. Trước khi cho ăn, tình nguyện viên được dặn ăn no, có thể uống một chút nước đường. Ngoài ra, họ được khuyến cáo không dùng thuốc kháng sinh để đảm bảo trứng muỗi thu được có chất lượng tốt nhất", bà Yên nói.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT