Người ta thường nói: “Khéo ăn, khéo nói được cả thiên hạ”. Thực vậy, giao tiếp là chìa khóa dẫn đến thành công của một người. Những người có EQ thấp thường có 4 kiểu nói chuyện điển hình trên mạng xã hội, ai nghe cũng chẳng ưa, khó lòng thành công.
1. Những câu chất vấn và phản bác
Trong cuộc sống, bạn có gặp những người xung quanh mình có biểu hiện như thế này không?
- Khi xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ, họ luôn hỏi: “Bạn nghĩ bạn là ai?”
- Khi bạn vô tình làm sai, họ lại phán một câu: “Bạn ngốc à”.
- Khi bạn đưa ra một quyết định, họ lập tức sẽ chất vấn: “Tại sao lại phải làm như vậy?”.
Những người có biểu hiện này này luôn tự cao, họ thường nghi ngờ về mọi người và tất cả mọi việc xung quanh. Vì thế, họ rất khó để nói chuyện một cách bình thường, vì mọi câu họ nói đều đầy tính mỉa mai và phản bác. Một người nổi tiếng từng nói: "Mọi cảm giác tự cao, kiêu ngạo đều đến từ sự thiếu hiểu biết và thiếu lòng trắc ẩn". Họ có thói quen nghi ngờ và phản bác người khác để có thể tự nâng mình lên. Nhờ đó, họ xây dựng cảm giác ưu việt bằng cách phủ nhận người khác khi đó sẽ khiến người khác càng thêm khó chịu.
2. Lời nói chê bai người khác
Trong cuộc sống này, luôn có những người thích đụng chạm vào khuyết điểm của người khác mà lại không hề để ý đến cảm nhận của họ. Họ sẵn sàng chê bai trực tiếp người khác như: "Chân bạn thô thế, mặc váy ngắn không đẹp đâu..." hoặc "Sao bạn vẫn còn độc thân, tuổi lớn rồi đừng lông bông nữa".
Những lời này, người nói có thể sẽ không cảm thấy gì, nhưng những người nghe thì sẽ cảm thấy buồn và khó chịu. Ở trên đời này, mỗi người đều có những điều họ không muốn nhắc đến, và có những điểm yếu không muốn bị đề cập. Việc người khác cố tình xoáy sâu vào nỗi đau, vào nhược điểm của họ ra sẽ gây khó chịu. Như một nhà văn từng nói: “Cái gọi là EQ cao, chưa bao giờ đơn giản chỉ là biết nói chuyện, mà còn là biết khi nào nên im lặng, giữ lại những gì mình đã nhìn thấu, bảo vệ thể diện của người khác.”.
3. Lời tự khoe khoang
Thực tế, việc khoe khoang ra ngoài chỉ là cố tình tạo ra vẻ hào nhoáng ngắn ngủi, nhằm để xoa dịu lòng tự ti, yếu đuối. Người khác chắc chắn sẽ không ngưỡng mộ bạn vì những lời khoe khoang, mà ngược lại, chỉ thấy bạn rất trẻ con. Những người kém cỏi, tự ti thường mới cần tự khoe khoang, còn những người thực sự giỏi thì họ lại khác, khiêm tốn nhưng luôn có người khác khen ngợi.
4. Lời chỉ trích, bắt bẻ người khác
Một học giả thời nhà Thanh ở Trung Quốc từng nói: “Điều xấu xa nhất ở đời là giỏi nói về lỗi lầm của người khác”. Chính sự cố tình bắt bẻ khuyết điểm, chỉ trích người khác là biểu hiện chính xác của lòng đố kỵ, là một cách hành xử thể hiện trí tuệ cảm xúc thấp ở trong giao tiếp.
Trong cuộc sống, ai cũng thích được khen ngợi và cũng không ai thích bị chê bai, và càng không thể chấp nhận được việc bị soi mói. Những người cố tìm ra khuyết điểm của những người khác để soi mói, chỉ trích sẽ không chỉ lãng phí công sức mà sẽ còn làm xấu đi hình ảnh của bản thân.
Bởi vì lời nói mang theo cảm xúc, nên bất kể là đối với người lạ hay với những người thân thiết, việc nói chuyện một cách có chừng mực là một việc rất quan trọng. Mức độ thông minh cảm xúc của một người không nằm ở chỗ họ có thể nói năng khéo léo đến đâu, mà là ở chỗ những lời nói của họ có đúng mực hay không.