Những người tuyệt đối hạn chế ăn thịt vịt nếu không muốn gặp nguy hiểm

( PHUNUTODAY ) - Thịt vịt là món ngon dân dã và vô cùng quen thuộc đối người Việt chúng ta. Chúng không chỉ thơm ngon mà còn đem lại nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Nhưng những người trên đây tuyệt đối hạn chế ăn thịt vịt nếu không muốn gặp những tác dụng không mong muốn.

Tác dụng của thịt đối với sức khỏe.

Trong 100 gam thịt vịt tính cả da có thể cung cấp khoảng 1614 mg loại acid amin glycine đóng nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như chữa lành vết thương, thúc đẩy một giấc ngủ ngon...  Thịt vịt cũng là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể. Mỗi 100 gram thịt vịt (bao gồm cả da) sẽ cung cấp khoảng 19 gram protein. Đặc biệt, nếu chỉ tính thịt vịt nguyên chất, lượng protein nhận được sẽ nhiều hơn đáng kể là 23.5 gam protein / 100 gram thịt vịt.

Ngoài ra, thịt vịt có chứa thành phần khoáng chất chính là Selen. Đây là khoáng chất chủ chốt trong các hoạt động chống oxy hóa, có nhiều lợi ích đối với phản ứng viêm và miễn dịch. Cùng với đó, cung cấp đúng và đủ lượng Selen hàng ngày cũng rất hữu ích đối với sức khỏe tuyến giáp.

thit-vit-1407

Những người nào tuyệt đối hạn chế ăn thịt vịt?

Những người bệnh gout

Gout là một rối loạn chuyển hoá liên quan đến sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các mô xương, khớp do tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu và giảm đào thải acid uric qua thận. Mà trong thịt vịt lại có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể. Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

20200924_040033_851875_gout.max-1800x1800

Người bị ho

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì có thể gây khó thở, sinh ra các kích ứng khiến cơn ho nặng, kéo dài hơn. Chính vì vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho. Cùng với đó, thịt vịt có tính hàn có thể khiến cho tình trạng ho kéo dài hơn.

ho-hau-covid-19

Người có thể chất yếu, lạnh

Như đã nói ở bên trên, thịt vịt có tính hàn nên khi những người có thể chất lạnh ăn phải rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy, chán ăn hoặc các triệu chứng về đường tiêu hóa khác. Và cũng chính vì lý do đó cộng thêm vị tanh của thịt vịt nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Ngoài ra khi ăn thịt vịt bạn cũng nên chú ý những món không nên kết hợp với thịt vịt để tránh "rước bệnh vào người".

- Ba ba: Nếu kết hợp hai món thịt này với nhau sẽ rất dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thịt.

- Loại quả có tính nóng: Thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.

- Trứng gà: Trứng gà và thịt vịt đều tính hàn, kết hợp với nhau có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

- Thịt rùa: Cũng giống như thịt ba ba, nếu ăn thịt rùa chung với thịt vịt sẽ làm cho cơ thể bạn rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy", từ đó gây phù nề, tiêu chảy.

- Tỏi: Tỏi có tính nóng, trong khi đó thịt vịt có tính hàn, nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link