Những nguyên tắc dạy trẻ giúp bạn có đứa con ngoan biết vâng lời

( PHUNUTODAY ) - 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn hiểu con của mình nhiều hơn, từ đó sẽ có những phương pháp khiến bé vâng lời cha mẹ.

Dạy trẻ kiên nhẫn lắng nghe người khác nói

Phần lớn những lúc bé nổi cơn bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận. Những lúc này nếu bạn vội vàng đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Bạn hãy dạy cho bé cách kiên nhẫn nghe người khác nói.

Học cách thấu hiểu con của mình

Cha mẹ cần phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Nếu như ngay lúc đó cha mẹ vội vàng giảng giải ngay bé sẽ rất khó tiếp thu. Cha mẹ hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Sau đó, bạn có thể gần gũi và nói cho con hiểu vấn đề.

Động viên khích lệ khi bé làm việc đúng

Động viên khích lệ khi bé làm việc đúng

Động viên và khen ngợi con

Nếu trong nhà trẻ làm đúng làm tốt một việc gì đó cha mẹ nên động viên và khen ngợi bé khi cần thiết. Nếu cha mẹ giữ thái độ, cách đối xử không đúng của người lớn với các bé cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh ở trẻ.

Việc cha mẹ khen ngợi các hành vi tích cực của trẻ, một phần thưởng nhỏ sẽ giúp bé có động lực để cố gắng nhiều hơn.

Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Với trẻ nhỏ tính cách vẫn còn trẻ con, nhưng trong tâm tư của bé cũng có những nhu cầu, sở thích riêng. Chính vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ ép bé làm những việc mà bé không muốn. Nếu cha mẹ càng ép bé sẽ càng có những xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời đấy.

Cha mẹ cần thấu hiểu trẻ

Cha mẹ cần thấu hiểu trẻ

Cho trẻ sống trong gia đình hạnh phúc

Với trẻ nhỏ cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu lớn nhất, trẻ em học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ. Khi trẻ con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo.

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hành vi của trẻ em khiến trẻ trở nên bướng bỉnh hơn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link