Nông dân xé hợp đồng tìm lối chống độc quyền lúa gạo?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Theo đó, hơn 30 hộ nông dân đã được công ty đầu tư giống xác nhận và ký hợp đồng bao tiêu với giá sàn 5.200 đồng/kg lúa khô, nếu giá thị trường cao hơn thì công ty mua theo giá thị trường.

Dư luận đang xôn xao nghi vấn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thuốc Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA làm giá, thao túng thị trường, người nông dân đang khốn khó thì hôm nay trên báo Tuổi trẻ, có bài báo về việc người nông dân không bán thóc cho các doanh nghiệp trong khối thu mua tạm trữ thuộc VFA mà bán cho thương lái với giá cao hơn từ 150 đến 200 đồng/kg. Theo bài báo, tháng 7/2013, Công ty Lương thực Tiền Giang (LTTG) ký hợp đồng kinh tế đầu tư và tiêu thụ lúa 40ha sản xuất loại giống chất lượng cao OM 5451, trong tổng diện tích 400ha sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Thạnh Lộc, do tổ liên kết sản xuất lúa chất lượng cao Thạnh Lộc làm đại diện.

Theo đó, hơn 30 hộ nông dân đã được công ty đầu tư giống xác nhận và ký hợp đồng bao tiêu với giá sàn 5.200 đồng/kg lúa khô, nếu giá thị trường cao hơn thì công ty mua theo giá thị trường.

Trường hợp nông dân bán lúa nhanh, công ty thưởng thêm 30 đồng/kg. Nếu không thống nhất được giá thì UBND xã Thạnh Lộc sẽ làm trọng tài giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

Đầu tháng 9/2013, diện tích lúa sản xuất theo hợp đồng bắt đầu thu hoạch. Công ty LTTG chấp nhận mua lúa tươi của nông dân giống như thương lái.

Tuy nhiên ngay sau khi công ty đưa ra giá mua thì một số thương lái xuất hiện ra giá cao hơn 50-100 đồng/kg. Thế là nông dân bán cho thương lái. Đến ngày 11/9, khoảng 8ha trong hợp đồng đã bán ra bên ngoài.

Công ty LTTG buộc phải tăng giá theo, nhưng thương lái tiếp tục nâng giá cao hơn. Tranh chấp xảy ra và nhiều nông dân không chịu nhượng bộ. Người nông dân vẫn tiếp tục bán cho nơi nào giá cao.

Người nông dân tự phá thế độc quyền

Trước đó, nhiều chuyên gia đã cảnh báo lúa gạo còn độc quyền thì người nông dân còn khổ. Bài toán đặt ra chống độc quyền trong sản xuất lúa gạo thôi thúc các nhà hoạch định chính sách chưa được giải quyết thì hành động trên của người nông dân chứng tỏ họ không còn chờ đợi từ chính sách mà tự mình tìm lối đi.

TS Nguyễn Minh Phong từng chia sẻ thị trường là một cuộc chơi và doanh nghiệp nào không chịu được cuộc chơi thì đành chấp nhận thất bại. Phải chăng đã đến lúc thị trường lúa gạo cũng nên mở ra những cuộc chơi giữa các doanh nghiệp và người dân để người nông dân bớt khổ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn