NSND Đàm Liên: Học cho chết và diễn cho sống với tuồng

13:20, Thứ hai 08/10/2012

( PHUNUTODAY ) - Với Đàm Liên, tuồng như một ngọn lửa thắp sáng và sưởi ấm con tim. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, bất kể có lời mời biểu diễn nào là bà đều tham gia bằng tất cả nhiệt huyết của mình không ngần ngại.

Người đàn bà đó đã có hơn 50 năm khóc cười cùng biết bao số phận nhân vật trong các vở tuồng nổi tiếng: “Ông già cõng vợ đi xem hội”, “Trưng Trắc”, “Phương Cơ giả điên qua ải”, “Hề nghe tin dữ”... Nhiều thế hệ khán giả Việt Nam gọi bà là "Bà chúa tuồng", "Vua tuồng",... nhưng với NSND Đàm Liên, những danh xưng, tước hiệu không quan trọng. Với Đàm Liên, tuồng là tình yêu, là đam mê, là niềm vui nỗi buồn theo đuổi suốt cuộc đời.
[links()]
“Tuồng là định mệnh của đời tôi”

Sinh ra ở mảnh đất Nam Trung bộ Phú Yên, từ nhỏ Đàm Liên đã nổi tiếng là cô gái xinh đẹp và có giọng hát hay. Cha là người Hà Nội, mẹ là người Phú Yên, NSND Đàm Liên yêu tha thiết giọng nói của mẹ và chính cái chất giọng Phú Yên ấy đã góp phần tạo nên thành công riêng biệt cho bà khi đến với sân khấu Tuồng.

Đàm Liên nói rằng mình sinh ra để làm người đàn bà mơ mộng. Mới “nứt mắt” đã mê thơ tình lãng mạn của Louis Aragon, Sergei Exenin, tiểu thuyết “Jane Eyre”, ”Anna Karenina”… xem truyện thường quay lưng vào tường khóc lén, thường mơ có tình yêu đẹp, được người tình xưng là “tôi” với “em” như trong tiểu thuyết.

Chính vì vậy, dù sinh ra và lớn lên trong nôi tuồng (ông ngoại là chủ gánh tuồng “Bầu Leo”, mẹ là đào thương nức tiếng Phú Yên một thời) nhưng suốt thời tuổi nhỏ, Đàm Liên chỉ mơ được làm diễn viên điện ảnh.

 Chính vì vậy, dù sinh ra và lớn lên trong nôi tuồng (ông ngoại là chủ gánh tuồng “Bầu Leo”, mẹ là đào thương nức tiếng Phú Yên một thời) nhưng suốt thời tuổi nhỏ, Đàm Liên chỉ mơ được làm diễn viên điện ảnh.
Dù sinh ra và lớn lên trong nôi tuồng (ông ngoại là chủ gánh tuồng “Bầu Leo”, mẹ là đào thương nức tiếng Phú Yên một thời) nhưng suốt thời tuổi nhỏ, Đàm Liên chỉ mơ được làm diễn viên điện ảnh.

“Ngày nhỏ, tôi là một cô gái không mê tuồng, không thích tuồng, không yêu tuồng. Nhưng vì là con nhà nòi, khi tốt nghiệp cấp hai ở trường miền Nam số sáu, các bác ở cơ quan mẹ bảo tôi vào đoàn tuồng liên khu năm. Lập tức, tôi trốn đi thi tuyển múa, điện ảnh. Ông trưởng đoàn không cho tôi đi, tôi bị kiểm điểm, la rầy nhiều lắm…” – Đàm Liên nhớ lại.

Hồi đó, một đoàn làm phim chọn Đàm Liên tham gia một vai nhỏ, cô bé thích quá nhưng gia đình quyết không cho theo. “Tôi buồn quá, nhiều đêm khóc một mình vì cái mình thích mà không được mà cái không thích thì lại bị ép theo. Nhưng tôi vốn sinh ra từ bé không chịu thua ai cả, rất hay “ganh đua” – Đàm Liên tâm sự. Khi trở lại với Tuồng, bà tập trung cao độ và học hết mình.

Giờ ngồi nghĩ lại, Đàm Liên nghiệm ra rằng, tuồng đến với bà một cách tự nhiên như số mệnh. Mới 14 tuổi, bằng tài năng đã được luyện tập, Đàm Liên may mắn được diễn vai Trưng Trắc cho Bác xem. Sau vai diễn đó, Đàm Liên được đồng chí Vũ Kỳ - thư kí của Hồ chủ tịch vừa đùa vừa động viên khi gọi là: “Cô Trưng Trắc của Bác Hồ”.

Đàm Liên kể, đã từng có nhà báo hỏi bà, nếu được trở lại tuổi 18, Đàm Liên có theo tuồng nữa không? Đàm Liên không ngần ngại trả lời: “Nếu câu hỏi này được đặt ra vài chục năm trước, có lẽ tôi sẽ trả lời không. Nhưng vào thời điểm này thì ngược lại vì tuồng đã ăn vào máu thịt tôi rồi. Tuồng là định mệnh của đời tôi”.

Vai diễn cuộc đời

Nhưng nghiệp tuồng gắn bó với bà như định mệnh. Nhiều thế hệ khán giả Việt Nam gọi bà là
Nhưng nghiệp tuồng vẫn gắn bó với bà như định mệnh. Nhiều thế hệ khán giả Việt Nam gọi bà là "Bà chúa tuồng", "Vua tuồng",... nhưng với NSND Đàm Liên, những danh xưng, tước hiệu không quan trọng. Với Đàm Liên, tuồng là tình yêu, là đam mê, là niềm vui nỗi buồn theo đuổi suốt cuộc đời.

Nhắc đến Đàm Liên, công chúng nhiều thế hệ không thể không nhắc đến vai diên ấn tượng của bà trong vở Ông già cõng vợ đi xem hội. Với trích đoạn đó, Đàm Liên đã diễn liên tục hơn 2000 buổi cả trong và ngoài nước nhưng chưa từng lặp lại chính mình. Với Đàm Liên, đó là vai diễn đầy máu và nước mắt. “Hai chân tôi đi mòn biết bao sân khấu với vai này” – Đàm Liên nhớ lại.

Kể về cơ duyên với “Ông già cõng vợ đi xem hội”, Đàm Liên không khỏi bồi hồi: “Ôi thôi nói đến vở đó bây giờ, tôi sướng vui bao nhiêu thì cũng buồn khóc bấy nhiêu nước mắt. Hồi đó, NSND Ngọc Phương nói:

“Cô lấy chồng già nên cô diễn vở này đi”. Tôi tức lắm, anh An (nhạc sĩ Vĩnh An – chồng Đàm Liên – người hơn cô 20 tuổi) nói nghiêm chỉnh: Em đừng nghĩ sai về người ta. Anh ấy thấy em có khả năng nên em nên nhận. Tôi về nhà nằm suy nghĩ mãi xem nên diễn nó thế nào…”

Thế là giữa mùa hè đổ lửa, Đàm Liên cứ tự mình tập cười, tập nói giọng của hai nhân vật. Đạo diễn Ngọc Phương giúp bà bổ sung thêm làm cho tiết mục ngày một tròn đầy lên. Đàm Liên kể:

“Tôi còn nhớ, ngày ấy nghĩ mãi chưa ra cách diễn đôi chân của ông già, má sang chơi thấy tôi ngồi thừ ra. Bà lo lắng hỏi: Liên, sao con ngồi thế kia? Tự nhiên tôi bật ra ý tưởng nói má leo lên lưng để mình cõng. Đôi chân run run vì má trên lưng quá nặng đã trở thành chi tiết đắc dụng cho ông già cõng cô vợ trẻ trên lưng đi chơi…

Cứ thế, từng chi tiết tôi và ông Ngọc Phương hoàn chỉnh dần. Tháng 7/1979, tiết mục lần đầu tiên ra mắt khán giả tại rạp Đại Nam. Đêm diễn thành công ngoài sức tưởng tượng.”

Nghệ sĩ Đàm Liên với vai diễn để đời của mình “Ông già cõng vợ đi xem hội”.
Nghệ sĩ Đàm Liên với vai diễn để đời của mình “Ông già cõng vợ đi xem hội”.

Riêng trích đoạn “Ông già cõng vợ đi xem hội”, Đàm Liên diễn tới hơn 2000 đêm. “Mỗi ngày tôi diễn tới 4 tăng. Tôi cứ để nguyên cái mặt đó. Nghỉ xong ăn xong tôi lại diễn. Tôi đi liên hồi đến mức những người xung quanh nói: trời ơi, cứ diễn như thế này thì chết” – Đàm Liên kể lại.

Ấy thế mà phải sau 300 đêm diễn, bà mới hoàn chỉnh được một cách ưng ý "cú đá hậu"của ông già với những kẻ gièm pha, chọc ghẹo. Tiết mục chỉ khoảng 14 phút nhưng phải diễn liên tục hai vai. Có điều lạ là, không chỉ khán giả trong nước mà các khán giả ở Đức, Liên Xô, Pháp, Ấn Độ… cũng đều rất thích.

Là bản năng trời cho nhưng với Đàm Liên, để có được thành công như ngày hôm nay là cả một chặng đường khổ luyện nhọc nhằn. Với bà, mọi chuyển động trên cơ thể đều có ngôn ngữ riêng. Mắt Đàm Liên mạnh hơn mọi diễn đạt bằng lời nói.

Để có được sự nhập tâm, Đàm Liên tìm hiểu rất rõ tâm lý, tình cảm và những lối ứng xử trong các tình huống khác nhau của nhân vật mình đảm nhiệm:

“Tôi muốn diễn đạt điều ấy bằng tiếng cười, bởi vì nghe tiếng cười có thể phân biệt được người ấy là ai? Tốt hay xấu? Buồn hay vui? Say hay tỉnh? Hạnh phúc hay đau khổ? Thoả mãn hay thất vọng? Với tôi, tiếng cười có thể lý giải và hoá giải được rất nhiều điều... thế cho nên khi không thể nào khóc thì... cười.”

Quả vậy, có lẽ nghệ sĩ tuồng ở Việt Nam chưa ai có thể…cười nhiều điệu bằng Đàm Liên. Có khi là tiếng cười ngây dại, có khi là tiếng cười hạnh phúc hoan hỉ, có khi là tiếng cười dâm đãng đầy sát khí,… Tất cả đều được Đàm Liên học tập và rèn luyện sau rất nhiều năm trong nghề.

Khi được hỏi Đàm Liên có “bí kíp” gì dể thành công hay không, bà mỉm cười bảo: “Không có bí kíp gì cả. Bí kíp chính ở cuộc sống, con tim, chính ở sự học nghề. Học cho chết và diễn cho sống, tức là phải học hết mình và sao cho sống động, sao cho số phận của nhân vận như chính cuộc đời mình. Diễn cho người hôm nay biết chuyện ngày xưa….”

Không ngừng cống hiến cho nghệ  thuật tuồng

Sấp sỉ tuổi 70, Đàm Liên chưa bao giờ ngừng nghỉ với tuồng. Căn nhà rộng rãi trên phố Chùa Hà là nơi NSND bà đi về hàng chục năm qua một mình. Trong nhà đầy những bằng khen, những bài báo về Đàm Liên.

Dù tuổi đã cao nhưng nếu một ngày nào không diễn tuồng là bà day dứt đứng ngồi không yên. Nếu có cuộc biểu diễn thì không sao, còn không, thời gian ở nhà bà đều đem những bài tuồng hàng chục năm nay ra diễn lại.

Bây giờ với Đàm Liên, tuồng như một ngọn lửa thắp sáng và sưởi ấm con tim. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, bất kể có lời mời biểu diễn nào là bà lại tham gia không ngần ngại. Nó là nhu cầu của bản thân, cũng là cơ hội để bà có thể tích góp thêm chút tiền, chẳng phải để làm gì cho riêng mình cả. Nó dành cho người đã khuất.

Từ lâu, mơ ước có thể làm riêng một chương trình ca nhạc dành cho chồng với tiêu đề: Nhạc sĩ Vĩnh An - Đi tìm người hát câu hát lý thương nhau, với bà luôn thường trực, hiện hữu...

Nhìn Đàm Liên, nói chuyện với bà càng hiểu thêm lòng tâm huyết của bà với nghệ thuật Tuồng. Người nghệ sĩ ấy chỉ ao ước mình có thêm tuổi trẻ và sức khỏe để có thể tham gia nhiều hơn vào cả việc trình diễn, giảnh dạy, và viết sách để quảng bá rộng hơn nữa nghệ thuật Tuồng của Việt Nam ra thế giới.

Bà trăn trở mãi về việc: “Giúp khán giả hiểu và yêu thêm âm nhạc dân tộc, hiểu được cái Bi, cái Hùng... của nghệ thuật tuồng, đóng góp cho nghệ thuật dân tộc một tài liệu sinh động, giống như một giáo trình, giúp các thế hệ nghệ sĩ tuồng sau này có thể tìm hiểu, học hỏi về cách diễn, cách hát... để thêm yêu nghề chứ không nhằm vào kinh tế.

Cũng đôi lúc tôi lo ngại rằng những môn nghệ thuật hiện đại xâm nhập và phát triển quá mạnh sẽ không còn “đất” cho tuồng…” 

Vài nét về NSND Đàm Liên:

Tên thật là Đàm Thị Liên, sinh năm 1943 tại tỉnh Phú Yên. Là nghệ sĩ đoàn Tuồng dân ca khu 5 (1958), Nghệ sĩ nhà hát tuồng Việt Nam (1975).

Chức vụ từng làm: Uỷ viên Ban chấp hành Hội nghệ sĩ Sân khấu (1984 - 1989)
Ủy viên Ban chấp hành UNESCO Việt Nam (1996)

Đoàn trưởng Đoàn tạp kỹ UNESCO

Trưởng đoàn bảo tồn, nghiên cứu & phát huy văn hoá dân tộc

Giành được 5 huy chương vàng, 3 huy chương bạc các Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp

Huy chương vàng “Tiếng cười đầu tiên”

Huân chương kháng chiến hạng Nhì

Có 3 công trình nghiên cứu về sân khấu

Từng biểu diễn ở nhiều nước như Nga, Bun-ga-ri, Ba-lan, Ý, Đức, Pháp, Hà-lan, Tây Ban Nha, Ai-cập, Thái Lan, Ấn Độ v.v…

  • Nam Giang
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc