Nữ sinh 15t bị suy buồng trứng sớm: Nguyên nhân do căn bệnh mắc 5 năm trước

17:38, Thứ hai 28/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Do không được điều trị bệnh kịp thời nên nữ sinh này phải chịu hậu quả nghiêm trọng.

Xiao Yang (15 tuổi, Trung Quốc) là một cô bé hoạt bát, đáng yêu. Tuy nhiên, thời gian gần đây nữ sinh này cảm thấy bất an khi các bạn nữ xung quanh đều đã có kinh nguyệt còn em thì không. Xiao Yang đã nói vấn đề này với mẹ.

Trước đây, người mẹ quá bận nên không để tâm đến con gái. Khi nghe Xiao Yang nói, cô mưới giật mình và đưa con đến Khoa Y học Sinh sản, bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hà Nam để khám.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tại đây, bệnh nhân được giáo sư Sun Zixue kiểm tra sức khỏe. Cuối cùng, bác sĩ phát hiện nguyên nhân cô bé không có kinh nguyệt là do suy buồng trứng sớm.

Người mẹ vô cùng bất ngờ vì con gái cô mới chỉ 15 tuổi làm sao có thể bị suy buồng trứng sớm. Liệu bác sĩ có nhầm lẫn?

Vị giáo sư cho biết những năm gần đây quả thực tỷ lệ suy buồng trứng sớm ở phụ nữ trẻ ngày càng nhiều nhưng ở độ tuổi của Xiao Yang thì lại hiếm gặp. Giáo sư hỏi người mẹ trước đây Xiao Yang có từng bị quai bị hay chưa.

Lúc này, người mẹ nhớ ra và trả lời rằng con gái cô từng bị bệnh quai bị năm 10 tuổi. Khi đó vì điều trị muộn nên bệnh mãi mới khỏi.

Sau khi biết thông tin quan trọng này, giáo sư Sun Zixue giải thích, bệnh quai bị nếu được điều trị kịp thời thì không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị quá muộn thì có thể gây viêm, thậm chí phá hủy chức năng của buồng trứng, làm buồng trứng không nhạy cảm với gonadotropins do tuyến yên tiết ra và dễ dẫn đén suy buồn trứng sớm.

nu-sinh-15t-suy-buong-trung-som-do-can-benh-mac-5-nam-truoc-02

Biến chứng của bệnh quai bị

Đối tượng dễ mắc quai bị nhất là trẻ em ở lửa tuổi 5-9 và bệnh thường gặp vào mùa đông xuân.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân bị quai bị có thể gặp các biến chứng như viêm màng nào, viêm tinh hoàn (thường là một bên), viêm buồng trứng. Biến chứng viêm tinh hoàn và viêm buồn trứng có thể gây ra vô sinh, tỷ lệ từ 3-4/1000.

Biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn có tỷ lệ từ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị. Biến chứng này có thể gây ra vô sinh ở nam giới.

Tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới chiếm khoảng 7% nhưng cũng để lại hậu quả nặng nề gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vắc-tin.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền