Ông Công, ông Táo đón cá chép sớm vì người dân sợ chính lễ lại "tắc đường"

15:30, Thứ tư 07/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Thay vì chờ đến ngày chính lễ 23 tháng Chạp, nhiều người dân Thủ đô đã quyết định cho cá chép đi chầu trời sớm đề phòng mai lại "tắc đường".

Mặc dù hôm nay mới là 22/12 âm lịch, thế nhưng vào buổi trưa nay đã có rất nhiều người dân mang ra sông, hồ thả cá chép xuống để tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.

Đây là phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam, cá chép chính là phương tiện để các Táo cưỡi bay lên trời, báo cáo mọi việc xảy ra trong ra đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Đến đêm Giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian, tiếp tục công việc cai quản gian bếp.

Bên cạnh đó, phong tục thả cá còn thể hiện sự từ bi quý báu, mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp của người Việt chúng ta.

tha-ca-chep-1Cá chép được đựng vào xô, hộp để chuẩn bị thả xuống sông 

tha-ca-chep-2
 
tha-ca-chep-3
 
tha-ca-chep-4
 Nhiều gia đình mang cả đàn cá chép tới thả để ông Công ông Táo về chầu trời “nhanh hơn”.
tha-ca-chep-5
 
tha-ca-chep-6
 Thả cá chép đúng cách nhất để phóng sinh đó là chọn chỗ mép nước gần, từ từ nhẹ nhàng nghiêng bát hoặc túi đựng cá để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước...

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp thì mới kịp đưa Táo quân lên thiên đình. Do vậy, ngay từ tối 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người dân có thể bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

1. Cà Mau: Xe buýt tông ba xe máy khiến 1 người tử vong

2. Vụ người vợ mất tích bí ẩn sau khi đi chùa: Gia đình chuộc 2000 USD, trở về trong trạng thái tiều tụy

3. "Than thở" vì tốn 26 triệu đồng cho Tết, cô gái bị hội chị em "ném đá" vì những khoản tiêu hoang

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Huệ Anh