Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 25/7 đã hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều đang ở thăm Bình Nhưỡng để thảo luận các mối quan hệ giữa hai nước.
Trong cuộc gặp, ông Lý Nguyên Triều nhận định quan hệ Trung-Triều đang bước vào một giai đoạn mới phát triển từ quá khứ và chuẩn bị cho tương lai. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Triều Tiên để tăng cường lòng tin và trao đổi thông tin, mở rộng giao lưu hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau và thúc đẩy quan hệ song phương. Là láng giềng của Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc kiên trì mục tiêu phi hạt nhân hóa cũng như duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều. |
Trung Quốc khẳng định lập trường giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán. Trung Quốc muốn xúc tiến nối lại đàm phán 6 bên và cùng các bên liên quan nỗ lực đóng góp cho mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, nhằm đạt được hòa bình trong khu vực.
Về phần mình, ông Kim Jong Un nhấn mạnh Triều Tiên đánh giá cao những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc và coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc.
Ông cho biết thêm Triều Tiên sẵn sàng đẩy mạnh liên lạc và hợp tác với Trung Quốc, và thúc đẩy quan hệ song phương phát triển. Triều Tiên ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc nhằm tái khởi động đàm phán 6 bên và sẽ cùng tất cả các bên nỗ lực để bảo vệ hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc được coi là đồng minh thân cận nhất, nhà cung cấp lớn nhất và cũng là nước có ảnh hưởng nhất với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, quan hệ hai nước bắt đầu xấu đi từ khi Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân tháng 10/2006 và Trung Quốc đồng ý Nghị quyết 1718 của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc về áp đặt lệnh trừng phạt lên Triều Tiên. Đỉnh điểm là khi Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần ba hồi tháng 2 vừa qua, giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã gần mất hết kiên nhẫn với người hàng xóm.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, cuối năm 2012, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un còn phàn nàn rằng tài nguyên của họ, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, đang bị bán với giá quá rẻ mạt. Ông đòi giá bán cao hơn với quặng sắt. Và việc này không hề làm các nhà khai thác Trung Quốc hài lòng. Wu Xisheng, Phó giám đốc Công ty khai mỏ Xiyang (Trung Quốc) cho biết bột sắt sản xuất ở Trung Quốc có giá 60 USD một tấn. Trong khi đó, giá ở Triều Tiên chỉ là 30 USD.
Theo nhận định của Jennifer Lind - giáo sư tại Đại học Dartmouth (Mỹ) trên CNN, để duy trì sự bình ổn tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc sẽ vẫn bảo vệ Bình Nhưỡng. Dù vậy, khi kinh tế Triều Tiên ngày càng đi xuống, và Trung Quốc lại tăng trưởng nhanh nhiều thập kỷ nay, sự khác biệt về lợi ích sẽ ngày càng đẩy hai đồng minh ra xa.
Theo giới truyền thông Trung Quốc, cuối năm 2012, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un còn phàn nàn rằng tài nguyên của họ, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, đang bị bán với giá quá rẻ mạt. Ông đòi giá bán cao hơn với quặng sắt. Và việc này không hề làm các nhà khai thác Trung Quốc hài lòng. Wu Xisheng, Phó giám đốc Công ty khai mỏ Xiyang (Trung Quốc) cho biết bột sắt sản xuất ở Trung Quốc có giá 60 USD một tấn. Trong khi đó, giá ở Triều Tiên chỉ là 30 USD.
Theo nhận định của Jennifer Lind - giáo sư tại Đại học Dartmouth (Mỹ) trên CNN, để duy trì sự bình ổn tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc sẽ vẫn bảo vệ Bình Nhưỡng. Dù vậy, khi kinh tế Triều Tiên ngày càng đi xuống, và Trung Quốc lại tăng trưởng nhanh nhiều thập kỷ nay, sự khác biệt về lợi ích sẽ ngày càng đẩy hai đồng minh ra xa.
- T.N (Theo TTXVN, VNE)